Kinh nghiệm quyết toán thuế – Luật Kết Nối

Quyết toán thuế là việc cơ quan quản lý thuế vào thanh tra kiểm tra tình hình của doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động. Hiện nay không còn tình trạng doanh nghiệp thành lập trong vòng 5-10 năm không có quyết định quyết toán thuế như trước đây.

Thực tế các doanh nghiệp hiện nay sẽ có quyết định thanh tra thuế 2 năm/ lần. Với kinh nghiệm của Luật Kết Nối đi tư vấn quyết toán thuế cho Doanh nghiệp chúng tôi xin chia sẻ để doanh nghiệp giảm bớt những rủi ro.

1. Hồ sơ pháp lý công ty

  • Đăng ký kinh doanh
  • Hồ sơ các lần thay đổi ĐKKD và chuyển nhượng vốn
  • Hồ sơ góp vốn
  • Hợp đồng thuê/ mượn trụ sở
  • Hồ sơ phát hành hóa đơn
  • Đăng ký phương pháp tính thuế
  • Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ
  • Hơp đồng vay, mượn tiền, các khế ước vay ngân hàng
  • Thông báo số tài khoản ngân hàng

2. Đối với vấn đề lương:

  • Phải có bảng chấm công, chứng từ thanh toán lương, bảng lương phải được ký đầy đủ và chữ ký phải đồng nhất.
  • Thống nhất giữa luơng cơ bản và các khoản phụ cấp trong bảng lương với quy chế lương, quy chế tài chính, hợp đồng lao động
  • Nếu có thay đổi phải có quyết định đi kèm

3.Đối với các  khoản chi phí khác:

  • Chi phí dịch vụ ăn uống: có đầy đủ hóa đơn, bill
  • Chi phí công tác: tiền phòng, vé máy bay, chi phí tiếp khách ( phải có quyết định công tác, cuống vé, hóa đơn…)
  • Chi phí hội thảo ( nước ngoài): thư mời ( in từ mail) , quyết định công tác, vé máy bay
  • Chi phí thuê nhà, thuê xe: phải có đầy đủ hợp đồng , ký hai bên
  • Chi phí về quà tặng nhân viên phải xuất hóa đơn công ty

4.Công  nợ

– Lọc những hóa đơn có giá trị >= 20 triệu, xem đã thanh toán chưa và thanh toán vào ngày nào? kẹp cùng ủy nhiệm chi thanh toán

– Nếu ủy nhiệm chi không thanh toán theo từng hóa đơn thì tập hợp công nợ theo nhà cung cấp.

  • Xem xét TK 131 có bị dư bên có không, nếu dư có thì phải có hợp đồng, làm biên bản đối chiếu công nợ bằng đúng khoản dư có( hoặc trên hợp đồng ghi khoản tạm ứng)
  • Xem xét TK 331 có dư có không, nếu dư phải làm phụ lục hợp đồng gia hạn thời hạn thanh toán.
  • Đối với các khoản dư có 131, 331 để qua nhiều năm phải xem xét và đưa ra biện pháp giải quyết ( Hoàn lại khoản tạm ứng, thanh toán nốt khoản còn nợ)

– Kiểm tra đối soát UNC đã thanh toán với nhà cung cấp tránh trường hợp hạch toán sai tài khoản và trả nhầm nhà cung cấp.

– Cuối năm báo cáo làm biên bản đối chiếu công nợ với từng nhà cung cấp

5.Hóa đơn

  • Lập bảng kê hóa đơn mua vào bán ra, đối chiếu với tờ khai xem đã khớp chưa?
  • Đối với hóa đơn bị mất:

+ Có hợp đồng kinh tế giữa hai bên

+ Hai bên lập biên bản ghi nhận việc mất hóa đơn có ký tá đầy đủ hai bên

+ Bản sao liên 1 hóa đơn có ký đóng dấu bên bán

+ Lập báo cáo lên cơ quan thuế

——-à Tránh trường hợp không được khấu trừ  thuế VAT và không được  tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiêp.( TH thông báo mất sẽ bị cq thuế xử phạt và khoản chi phí vẫn đc tính là chi phí hợp lý)

  • Việc xuất hóa đơn đảm bảo đúng thời điểm , mặt hàng xuất ra thực tế trong kho có còn hay k?
  • Hóa đơn phải được xuất ngay sau khi nghiệm thu công trình

6. Hàng tồn kho

  • Đối chiếu hàng tồn kho thực tế với sổ sách, tránh việc tồn kho ảo trên sổ sách quá lớn, phải tìm biện pháp giảm bớt hàng tồn kho ( xuất bán lẻ cho khách, làm biên bản hủy với hàng hóa hết hạn sử dụng….)

7. Hợp đồng kinh tế:

  • Công ty thương mại: Lập bảng kê hợp đồng kinh tế đã ký .Cái nào đã xuất hóa đơn, cái nào đã kết thúc và thanh lý.
  • Mỗi một hợp đồng kèm theo 1 bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh, nếu nhà cung cấp có thay đổi tên doanh nghiệp phải yêu cầu cung cấp đăng ký kinh doanh mới

8. Vấn đề liên quan đến công ty xây dựng

a). Hợp đồng

– Lập bảng theo dõi hợp đồng: Giá trị hợp đồng, thời hạn thi công, thời gian kết thúc.

–  Tổng giá trị hợp đồng trên biên bản nghiệm thu phải bằng với giá trị hợp đồng được ký

– Nếu giá trị nghiệm thu lớn hơn giá trị hợp đồng phải có phụ lục đi kèm

– Đối với hợp đồng kinh tế:

+ Sắp xếp theo nhà cung cấp, trình tự ngày tháng, kẹp cùng  bản photo ( hóa đơn, unc)

+ Lập bảng theo dõi công nợ với nhà cung cấp

+ Đối với những hợp đồng đã xong: có thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao khối lượng, phiếu xuất kho…

b). Chi phí nguyên vật liệu

–  Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dựa trên dự toán từng công trình

– Chi phí đầu vào của các công trình xây dựng phải đảm bảo các yếu tố:

  •  Hợp đồng kinh tế: quy định về thời điểm xuất hóa đơn
  • Thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, phiếu xuất kho từng lần
  • Hóa đơn giá trị gia tăng
  •  Ủy nhiệm chi thanh toán đối với các hóa đơn trên 20 triệu đồng

c). Nghiệm thu

– Tập hợp theo dõi doanh thu từng công trình

  • Tên công trình
  • Hợp đồng số, giá trị, thời gian hoàn thi công hoàn thành
  • Số lần nghiệm thu: ngày tháng nghiệm thu, hóa đơn xuất, doanh thu từng lần nghiệm thu

– Tập hợp báo cáo chi phí phát sinh theo từng công trình( TK154): Nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ, nhân công xem có vượt định mức không?

–  Với công trình có biên bản nghiệm thu từng lần phải đảm bảo ngày xuất hóa đơn trùng với ngày nghiệm thu

– Khi kết thúc năm tài chính đối với những công trình đã hoàn thành thì tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình, kết chuyển tài khoản 154 sang 632

– Đối với những công trình chưa hoàn thành nhưng đã nghiệm thu từng lần phải thực hiện việc kết chuyển giá vốn với từng lần nghiệm thu để tính lãi(lỗ), còn phần công việc chưa hoàn thành thì vẫn treo trên TK154. Có biên bản bàn giao khối lượng đã hoàn thành, đối chiếu công nợ.

Nếu đơn vị bạn đang vướng mắc về  quyết toán thuế cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp bạn!

Trân trọng!

Bài viết liên quan:

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay