Công việc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp

Các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp thì bộ máy hoạt động chưa đi vào ổn định nên vẫn còn lúng túng sau khi thành lập doanh nghiệp xong. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị cơ quan thuế phạt.

Chính vì vậy Luật Kết Nối sẽ hướng dẫn chi tiết các công việc phải thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp để tránh các rủi ro không đáng có.

1.Nộp tờ khai thuế môn bài và lệ phí môn bài

Thuế môn bài là khoản thuế cố định mà doanh nghiệp kinh doanh phải nộp trong năm tài chính.

Mức lệ phí môn bài được tính theo bậc dựa vào số vốn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Thời hạn khai lệ phí môn bài (Căn cứ Điều 5 Nghị định 139/2016/NĐ-CP): Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì hạn nộp tờ khai muộn nhất là 30 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

Nếu trong thời hạn doanh nghiệp chưa nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài thì sẽ bị phạt theo quy định.

>>Xem thêm : Phạt nộp chậm tờ khai và lệ phí môn bài

2.Treo biển công ty

Mỗi doanh nghiệp đều phải có biển doanh nghiệp tại trụ sở đăng ký doanh nghiệp. Các thông tin cần có trên biển trụ sở gồm: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại liên hệ , website (nếu có).

Một số doanh nghiệp không để ý tới việc này nhưng nó là điều rất quan trọng. Cơ quan quản lý thuế sẽ đi rà soát địa bàn quản lý thuế, nếu trường hợp không có biển tại trụ sở công ty thì doanh nghiệp sẽ bị ĐÓNG MÃ SỐ THUẾ.

3.Mua chữ ký số

2009 Nghành Thuế bắt đầu thí điểm việc kê khai thuế qua mạng Internet tại các thành phố lớn.  Ngày 20/11/2012 Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế có quy định : Người nộp thuế là tổ chức kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạn tầng công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế và giao dịch với cơ quan quản lý thông qua phương tiện điện tử .

Chữ ký số ( hay còn gọi là token hay chứng thư số) là thiết bị dùng để KÝ THAY cho chữ ký tươi trên các tờ khai gửi điện tử tới cơ quan quản lý thuế. Không có thiết bị này KHÔNG LÀM ĐƯỢC vì vậy doanh nghiệp cần mua thiết bị này ngay sau khi ra giấy phép đăng ký kinh doanh (DKKD)

4.Mở tài khoản ngân hàng

Để nộp được thuế điện tử thì mỗi doanh nghiệp đều phải mở một tài khoản ngân hàng liên kết với cơ quan thuế nhằm thuận tiện cho việc trích nộp thuế nhanh chóng thuận tiện. Hiện nay cơ quan thuế đã bỏ việc dùng mẫu 08/MST để nộp thông báo số tài khoản tới cơ quan thuế mà việc thông báo số tài khoản được mẫu II-1 TT 02/2019/TT- BKHĐTPHẢI  gửi tới Sở KHĐT.

5.Thông báo phát hành hóa đơn lần đầu

Trước đây hồ sơ phát hành hóa đơn phải được gửi tới cơ quan thuế chậm nhất 05 ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký phát hành thông báo phát hành hóa đơn. Tuy nhiên từ ngày 12/06/2017 căn cứ theo khoản 3 điều 1 thông tư 37/2017/TT-BTC thì doanh nghiệp chỉ cần phải nộp thông báo phát hành hóa đơn và mẫu hóa đơn tới cơ quan thuế chậm nhất 02 ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn.

Hiện nay NĐ 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/11/2018 quy định các đối tượng bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử trong đó có doanh nghiệp thành lập mới và tới 01/11/2020 là tất cả các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy các doanh nghiệp thành lập mới KHÔNG ĐƯỢC PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN GIẤY nữa. Với những ưu điểm của hóa đơn điện tử là tiết kiệm chi phí, quản lý dễ dàng, thuận tiện cho việc sử dụng, đặc biệt là không lo mất hóa đơn thì Luật Kết Nối vẫn luôn ưu tiên tư vấn cho các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử

Mất hóa đơn GTGT phạt bao nhiêu tiền . chỗ này sau viết bài đặt link thêm

6.Đăng ký chế độ – hình thức kế toán:

6.1 Chế độ kế toán:

Có 2 chế độ kế toán hiện hành mà doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn:

  • Hình thức kế toán theo TT 133/2016/TT-BTC ban hành chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Hình thức kế toán theo TT 200/2014/TT –BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho Doanh nghiệp (Không phân biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn)

6.2 Hình thức ghi sổ kế toán

Theo thông tư 133/2016/TT-BTC có 04 hình thức:

  • Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
  • Hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ cái
  • Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ
  • Hình thức ghi sổ trên máy vi tính

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC có 05 hình thức:

  • Hình thức ghi sổ Nhật ký chung
  • Hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ cái
  • Hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ
  • Hình thức ghi sổ trên máy vi tính
  • Hình thức ghi sổ Nhật ký – chứng từ

Doanh nghiệp căn cứ vào quy mô và nhu cầu quản lý của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức kế toán cho phù hợp. Căn cứ vào ưu nhược điểm của các hình thức ghi sổ thì hình thức ghi sổ Nhật ký chung vẫn được các doanh nghiệp sử dụng đa số.

7. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:

Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm đồng thời có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên. Căn cứ Thông tư 45/2013/TT-BTC và TT 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 sửa đổi bổ sung TT 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng trích khấu hao tài sản cố định thì Doanh nghiệp PHẢI THỰC HIỆN thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định tới cơ quan thuế.

Trên đây là các công việc cần phải làm cho một doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp lưu ý để thực hiện ĐÚNG- ĐẦY ĐỦ tránh những khoản phạt đáng tiếc.

Chúc bạn thành công !

>> Xem thêm :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay