7 QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TRONG BLHS 2015

Theo bộ luật tố tụng hình sự 2015, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

So với bộ luật tố tụng hình sự 2003, trên tinh thần mở rộng hơn các chế định đảm bảo nhân quyền, người bị tạm giữ theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 có các quyền cơ bản như sau:

7 quyền cuả người bị tạm giữ

  1.  Người bị tạm giữ phải được biết lý do mình bị tạm giữ; Song song với đó, người bị tạm giữ được quyền được tống đạt và nhận các văn bản liên quan gồm: quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  2. Người bị tạm giữ được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
  3. Người bị tạm giữ được quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  4. Người bị tạm giữ được quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  5. Người bị tạm giữ được quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  6. Người bị tạm giữ được quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  7. Người bị tạm giữ được quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ nếu có căn cứ cho rằng các quyết định và hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng vi phạm các quy định của pháp luật hoặc xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ.

Bên cạnh đó, ngoài 7 quyền được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự nêu trên, người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định có liên quan của Bộ luật này và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Một số quyền liên quan được quy định tại Điều 116 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam như sau:

  • Trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bị bắt, cơ quan điều tra phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập biết về việc đã tạm giữ.
  • Trường hợp người bị tạm giữ, người bị bắt là công dân nước ngoài, cơ quan thực thi phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bị giữ, bị bắt.
  • Nếu việc thông báo cản trở truy bắt người khác hoặc cản trở điều tra, sau khi cản trở đó không còn, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt người, cơ quan điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt phải thông báo ngay.

Mặt khác, điều 22 của Luật này còn quy định về việc cho phép người bị tạm giữ được có quyền gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp đối với người bị tạm giữ.

Như vậy, việc tạm giữ là rất cần thiết để đảm bảo pháp luật được thực thi và đảm bảo quá trình điều tra tội phạm được nhanh chóng, chính xác, khách quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc tạm giữ cũng cần đảm bảo các quyền của người bị tạm giữ. Điều đó thể hiện tính nhân đạo và tôn trọng nhân quyền rất chặt chẽ của pháp luật nước ta hiện nay.

Trân Trọng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay