Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật đất đai năm 2013
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
  • Nghị định 01/2017/NĐ-CP;

2. Thẩm quyền giải quyết đất đai

Tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2013 là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013, đối với tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Khi các bên tranh chấp hòa giải không thành tại UBND cấp xã mà muốn tiếp tục giải quyết thì tùy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là khác nhau.

Điều 100 Luật đất đai năm 2013 quy định về các loại giấy tờ cụ thể liên quan để xác định thẩm quyền như sau:

Về bản chất, tranh chất về đất đai là tranh chấp dân sự có yếu tố rất phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài, khả năng giải quyết phụ thuộc rất lớn vào hồ sơ giấy tờ mà đương sự có. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu rất khó khăn trình tự thủ rườm rà mất rất nhiều thời gian cho đương sự.

Tùy thuộc vào chủ thể tranh chấp là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo quy định về quyền sử dụng đất hay không mà cơ quan có thẩm quyển giải quyết tranh chấp đất đai sẽ khác nhau.

Trường hợp tranh chấp mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ theo quy định và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án.   Nếu không có giấy tờ thì chỉ được chọn yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết. So với quy định của Luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được mở rộng hơn rất nhiều, tạo điều kiện trong việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài.

Theo đó, đối với những trường hợp không có giấy tờ thì đương sự cũng chỉ được lựa chọn một trong hai cơ quan giải quyết tranh chấp, chỉ được chọn UBND cấp có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Khi lựa chọn cơ quan giải quyết và nộp hồ sơ theo quy định của pháp luật tại UBND thì không được lựa chọn Tòa án giải quyết nữa. Tòa án không thụ lý giải quyết tranh chấp đai mà trả lại hồ sơ khởi kiện cho nguyên đơn, để cho UBND mà đương sự đã lựa chọn giải quyết. Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính liên quan đến việc ra quyết định sai hoặc đương sự không đồng ý với quyết định của Chủ tịch UBND và có đơn khởi kiện hành chính.

Quy định này được cụ thể trong khoản 3 Diều 203 Luật đất đai năm 2013:

>> Xem thêm :Thủ tục giao đất cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay