TRANH CHẤP THỪA KẾ ĐẤT ĐAI PHẢI HÒA GIẢI TẠI UBND XÃ

Việc tranh chấp đất đai luôn là những vấn đề phổ biến và khó giải quyết, đặc biệt là tranh chấp thừa kế đất đai. Có lẽ việc tranh chấp thừa kế đất đai có phải hòa giải tại UBND cấp xã hay không hay là có được gửi đơn khởi kiện luôn tại Tòa án nhân dân không cũng là những vấn đề ít ai để ý mà chúng tôi sẽ cung cấp trong bài viết này hôm nay.

1/ Tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã trước khi khởi kiện) :

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”

Tức là khi xảy ra tranh chấp mà các bên không thể hòa giải được thì UBND cấp xã phải là nơi tổ chức buổi hòa giải bắt buộc trước nếu muốn khởi kiện hoặc đề nghị UBND cấp huyện, tỉnh giải quyết. Đây là quy định mà nhà nước muốn khuyến khích các bên tranh chấp phải tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cơ sở ( thông qua hòa giải viên).

Lưu ý: Trong trường hợp không hòa giải mà nộp trực tiếp lên Tòa án thì Tòa án sẽ không thụ lý vì không đủ điều kiện khởi kiện.

2/ Tranh chấp thừa kế đất đai không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã:

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án

Tranh chấp thừa kế đất đai là vấn đề chúng ta thường xuyên gặp phải trong cuộc sống đời thường. Có thể là giữa những người thừa kế với nhau hoặc thậm chí giữa những người không phải là người thừa kế nhưng nghĩ mình có quyền hưởng di sản thừa kế. Rất nhiều người nghĩ rằng tranh chấp thừa kế đất đai cũng giống tranh chấp đất đai như đã nếu ở trên mà bắt buộc phải gửi đơn hòa giải lên UBND cấp xã.  Nhưng theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP đã ghi nhận rằng tranh chấp về thừa kế đất đai chỉ được xem là tranh chấp liên quan đến đất đai. Chính vì vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất.

3/ Trình tự, thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế về nhà đất:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, gồm có:

+/ Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước, hộ chiếu,…

+/ Tài liệu, chứng cứ minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm

Trong trường hợp người khởi kiện nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện vì lí do khách quan thì người này phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Khi có yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án thì người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu đó.

+/ Về việc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền thì hình thức nộp đơn sẽ gồm: nộp trực tiếp tại Tòa án (Phổ biến nhất); Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý vụ án:

Tiền tạm ứng án phí phải nộp sẽ được dự tính bởi thẩm phán, sau đó ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án thì người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự ( xem trong giấy báo), sau khi nộp xong thì nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.

Thẩm phán sẽ thụ lý vụ án và ghi vào sổ thụ lý sau khi nhận được biên lai. Và Tòa án sẽ thụ lý ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện nếu có đủ điều kiện và được miễn án phí.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử:

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là không quá 04 tháng, vụ án phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Trong trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị thì sẽ thi hành án nhưng nếu có kháng nghị thì sẽ tiếp tục xét xử phúc thẩm.

Chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin về việc hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất khi có tranh chấp thừa kế đất đai. Nếu có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline: 0902199090- 0982068560! Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay