Khi bắt tay vào thành lập công ty không chủ doanh nghiệp nào mong muốn mình sẽ phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, vì một vài lý do (tài chính, nguồn lực, thời gian…) các chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Cụ thể đó là doanh nghiệp tạm thời không thực hiện hoạt động kinh doanh (bao gồm: không xuất hóa đơn, không ký kết hợp đồng hoặc thực hiện bất kỳ một giao dịch nào khác), trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp kinh doanh trở lại hoạt động bình thường, hoặc thực hiện thủ tục giải thể, tái cơ cấu doanh nghiệp.
Vậy trình tự, thủ tục thực hiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? Văn phòng Luật kết nối với đội ngũ chuyên viên tư vấn doanh nghiệp chuyên nghiệp, tận tình sẽ giúp các bạn hiểu rõ vấn đề trên.
Căn cứ pháp lí: Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 và Thông tư 02/2019 BKHĐT
Để thực hiện thủ tục tạm ngừng doanh nghiệp, doanh nghiệp cần nắm được những điều sau đây:
1. Các trường hợp được tạm ngừng kinh doanh:
- Theo quyết định của doanh nghiệp.
- Theo yêu cầu của Cơ quan Đăng kí kinh doanh, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Vậy doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động khi có quyết định và đầy đủ điều kiện.
2. Thủ tục và biểu mẫu tạm ngừng kinh doanh:
Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu theo quy định, hồ sơ gồm có:
– Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH một thành viên
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty
- 1 Giấy ủy quyền (nếu có).
– Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên
- 1 Giấy ủy quyền (nếu có)
– Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty Cổ phần
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty
- 1 Giấy ủy quyền (nếu có)
– Hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty hợp danh
- 1 Thông báo tạm ngừng kinh doanh (Phụ lục II-21, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);
- 1 Quyết định và bản sao biên bản họp của các thành viên hợp danh
- 1 Giấy ủy quyền (nếu có)
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
Nội dung thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ kê khai các thông tin gồm:
- Tên doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh
- Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Lý do tạm ngừng
- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu
Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký chậm nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
- Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Mọi thắc mắc về tạm ngừng kinh doanh công ty quý khách vui lòng liên hệ đến Văn phòng Luật sư Kết để được tư vấn và hỗ trợ.
Trân Trọng !
>> Xem thêm : Hướng dẫn tra cứu thông tin công ty