Ly hôn là phương án cuối cùng để chấm dứt đời sống hôn nhân nếu tình trạng đời sống chung của vợ chồng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Có hai phương thức để tiến hành thủ tục giải quyết ly hôn là đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn.
Bài viết dưới đây Luật Kết Nối xin cung cấp các thông tin về thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn để Qúy đọc giả tham khảo sau khi đã có những cân nhắc kỹ lưỡng về hôn nhân như sau:
1. Thuận tình ly hôn là gì? Điều kiện tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn
Cũng giống như bất cứ một vụ việc dân sự nào, thuận tình ly hôn chỉ được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau :
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, cùng ký vào đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
- Hai bên đã thoả thuận được với nhau về tất cả các vấn đề liên quan như: Người trực tiếp chăm sóc nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, việc chia hoặc không chia tài sản chung, nợ chung…
- Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con chung phải trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
- Đối với trường hợp các bên chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm.. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung về ly hôn đơn phương.
▶️ Xem thêm : Mẫu đơn thuận tình ly hôn mới nhất
2. Thủ tục thuận tình ly hôn
Thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn về bản chất là việc giải quyết việc dân sự theo thủ tục rút gọn. Theo đó, các bên đương sự gửi đơn yêu cầu Tòa án nhân dân công nhận sự thỏa thuận về vấn đề hôn nhân và các vấn đề liên quan. Cụ thể, thủ tục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ về việc x tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
Bước 2: Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
Bước 4: Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi thỏa thuận về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
▶️ Tham khảo thêm : Thủ tục đơn phương ly hôn
3. Hồ sơ xin thuận tình ly
Cùng với đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, các đương sự cần nộp kèm các tài liệu sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng
- Giấy khai sinh của con chung (Nếu có con chung) ;
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung, nợ chung ví dụ như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà; Đăng ký xe; sổ tiết kiệm…
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục thuận tình ly hôn. Các vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác Qúy khách vui lòng liên hệ Văn phòng Luật sư Kết Nối để được chúng tôi giải đáp và hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói uy tín , chuyên nghiệp quý khách vui lòng liên hệ số hotline 0902.199.090 để được tư vấn
Trân trọng!
>> Xem thêm :