Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề mà nhiều người tiêu dùng luôn đề cao bởi vì yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Việc tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chính là nhằm đảm bảo an toàn và bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng mà nhà nước bắt buộc phải tham gia.
1/ Ai phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm?
-Các đối tượng phải tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm chính là các đối tượng trong quy định được cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
Mà căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT, những đối tượng đó bao gồm:
+/ Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ của cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê/ ủy quyền để điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở. Trong đó, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh là người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở.
Mặt khác, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn về thực phẩm phải gồm có cả Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
( Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12)
Ngoài ra Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định và có thời hạn trong vòng 01 năm kể từ ngày cấp. ( theo điểm 11 Công văn số 5845/BCT-KHCN năm 2013).
Tóm lại, chỉ sau khi đã đạt giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thì tổ chức mới gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Và đối tượng phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm gồm có: chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và người trực tiếp sản xuất kinh doanh.
2/ Nơi nào tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm?
- Việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có thể do cá nhân (tự học) hoặc do cơ sở tổ chức mời chuyên gia giảng dạy và cũng có thể tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Việc biên soạn tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm được thực hiện bởi nhân viên cơ sở hoặc sử dụng tài liệu được cơ quan quản lý ban hành.
Lưu ý: Người trực tiếp sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống phải được chủ cơ sở tập huấn xác nhận việc tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm bằng cách lập danh sách xác nhận và đánh giá.
3/ Quy trình tập huấn và tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm như thế nào?
-Bước 1: Chuẩn bị một bộ tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho nhân viên. Tùy vào mỗi sản phẩm thuộc cơ quan quản lý nào mà doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ tài liệu tập huấn tương ứng. Một số bộ câu hỏi về an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp có thể tham khảo gồm có:
+/ Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Công thương: Quyết định số 1390/QĐ-BCT năm 2020
+/ Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Y tế: Quyết định số 37/QĐ-ATTP năm 2015
+/ Đối với các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Quyết định số 381/QĐ-QLCL năm 2014
-Bước 2: Lập quyết định về việc tổ chức thi xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, dựa trên câu hỏi có sẵn để chọn và được soạn thành bộ đề chính thức.
-Bước 3: Dựa theo quy định thi kiến thức an toàn thực phẩm mà tổ chức cho nhân viên thuộc đối tượng tham gia tập huấn.
-Bước 4: Hội đồng tổ chức thi tiến hành chấm điểm, đánh giá và tổng kết kết quả thi cho từng nhân viên.
-Bước 5: Sau quá trình tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm thì người chủ cơ sở tiến hành lập danh sách hoàn chỉnh, lưu hồ sơ tài liệu để chứng minh các nhân viên đạt đã được tập huấn.
4/ Việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có đem lại lợi ích gì hay không?
-Hoạt động tập huấn
kiến thức an toàn thực phẩm là rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:
(1) Trang bị kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
(2) Giúp các tổ chức, cá nhân nắm vững quy định về an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các quy định này.
(3) Tạo nhận thức cho những người tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo an toàn thực phẩm ngay từ những khâu đầu tiên cho đến khi tiêu thụ hàng hóa.
(4) Tạo sự chủ động trong các hoạt động của chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm như: rửa tay, bảo quản, che đậy, bao gói, trang bị thực phẩm,…
Chúng tôi đã khái quát một số nội dung đáng chú ý về việc tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ tới hotline: 0902199090- 0982068560! Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!