Những điều cần biết khi ra tòa ly hôn ?

Những điều cần biết khi ly hôn

Trong cuộc sống không ai mong muốn sẽ gặp phải một cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhưng vì nhiều lý do khiến cho cả hai bên hay từ một bên cảm thấy không hợp nhau và không thể chung sống với nhau được nữa và quyết định ly hôn.

Do đó ở bài viết này Luật Kết Nối sẽ chia sẻ cho bạn những điều cần biết khi ra tòa ly hôn. 

▶️ Tham khảo : dịch vụ tư vấn ly hôn 

1. Khái niệm ly hôn:

Theo quy định của pháp luật thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng. Đa số mọi người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc.

Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn) và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng.

2. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn:

Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

–  Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của vợ và chồng
–  Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
–  Giấy khai sinh của các con
–  Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu Tòa án phân chia.

Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn:

Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định pháp luật.

Thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Đơn phương ly hôn (Ly hôn theo yêu cầu của một bên)

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

Hoà giải khi ly hôn:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Căn cứ cho ly hôn:

– Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Căn cứ khoản 1 điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn.

– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

Lưu ý:

Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, giải thích:

a. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

b. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm 1 ở trên. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

c. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tô

Còn nữa…

Để nắm rõ hơn về vấn đề này bạn hãy liên hệ đến số hotline của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chi tiết cho bạn.

Văn Phòng Luật Sư Kết Nối

Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội

VPGD: P 1012 Tòa E3B ngõ 2 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560

Tell: 0243 21 23460

Mail: info@luatketnoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay