1. Mức lương cơ bản là:
Lương cơ bản được hiểu là mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể.
Mức lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ bản chưa bao là lương thực nhận của người lao động.
Hiểu một cách chính xác hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó.
2. Mức lương cơ sở qua các năm
– Mức lương cơ sở năm 2013 – 2016:
Từ ngày 01/07/2013 – 30/04/2016, mức lương cơ sở là: 1.150.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013)
– Mức lương cơ sở năm 2016 – 2017:
Từ ngày 01/05/2016 – 30/6/2017, mức lương cơ sở là: 1.210.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 và Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015)
– Mức lương cơ sở năm 2017 – 2018:
Từ ngày 01/07/2017 – 30/06/2018, mức lương cơ sở là: 1.300.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP ngày 24/04/2017 và Nghị quyết 27/2016/QH14 ngày 11/11/2016)
– Mức lương cơ sở năm 2018 – 2019:
Từ ngày 01/07/2018 – 30/06/2019, mức lương cơ sở là: 1.390.000 đồng/tháng
(Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018)
– Mức lương cơ sở năm 2019 trở đi:
Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở là: 1.490.000 đồng/tháng
(Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2018)
3. Việc tăng mức lương cơ sở sẽ đồng loạt làm tăng mức hưởng các chế độ bảo hiểm đối với người lao động
– Tăng mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
– Thay đổi mức trợ cấp một lần, mức trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp phục vụ đối với chế độ bệnh nghề nghiệp
– Thay đổi mức trợ cấp một lần, mức trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp phục vụ đối với chế độ tai nạn lao động
– Thay đổi mức trợ cấp mai táng, mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với chế độ tử tuất
– Thay đổi mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Thay đổi mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và ốm đau
– Thay đổi mức trợ cấp một lần khi sinh con, mức trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi
– Tăng mức đoàn phí công đoàn
Trân Trọng !