Lỗ hổng của pháp luật về tội dâm ô trong việc áp dụng và thực thi hiện nay

Thời gian qua có rất nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến hành vi dâm ô như: Vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi xảy ra ở Chương Mỹ, nạn nhân là cháu bé 9 tuổi, hành vi cưỡng hôn ở thang máy, hay việc thầy giáo ở Bắc Giang có hành động sờ tai, mông các học sinh gây bức xúc dư luận.

Lỗ hổng trong việc thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiểu lực vào ngày 01/01/2018), sau rất nhiều lần chỉnh sửa, sửa đổi vẫn chưa có giải pháp,

Điển hình là việc các cơ quan chấp pháp thực hiện áp dụng pháp luật, xử lý các đối tượng không được thỏa đáng, có nhiều cách hiểu, đánh giá khác nhau về hành vi dâm ô. Chính vì vậy, qua các vụ việc trên chúng ta lại tìm ra rất nhiều lỗ hổng trong việc thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiểu lực vào ngày 01/01/2018), sau rất nhiều lần chỉnh sửa, sửa đổi vẫn chưa có giải pháp, khắc phục quy định cụ thể thế nào là hành vi dâm ô trong tội “Dâm ô người dưới 16 tuổi”. Chúng ta đang đợi văn bản mới, có hiệu lực pháp luật, hướng dẫn chi tiết thế nào là hành vi dâm ô để có căn cứ áp dụng thống nhất, xử lý các hành vi sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Trong khi đợi văn bản hướng dẫn mới về hành vi dâm ô, thì hiện tại chúng ta vẫn đang phải sử dụng các hướng dẫn ở văn bản cũ (đã hết hiệu lực). Cụ thể theo hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự có nêu: “Hành vi dâm ô đối với trẻ em quy định tại Điều 202b là hành vi của người phạm tội, như sờ, bóp …vào những bộ phận kích thích tình dục của trẻ em hoặc buộ trẻ em phải có hành vi như sờ, bóp …vào những bộ phận kích thích tình dục của người đó hoặc của người khác nhưng không có việc giao cấu với trẻ em.

Tại bản tổng kết hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và hành vi giao cấu khác về mặt tình dục (số 329 – HS2 ngày 11/05/1967 của TAND tối cao), tội dâm ô được hướng dẫn như sau:“Dâm ô tức là có hành vi bỉ ổi đối với người khác, tùy không phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục của người đó (ví dụ như: dùng tay sờ mó, hoặc kích thích bộ phận sinh dục, tác động dương vật vào trong những chỗ khác trong thân thể người phụ nữ ngoài bộ phận sinh dục hoặc chỉ quệt bên ngoài bộ phận sinh dục không có ý định ấn vào trong, ấn dương vật vào sau quần,xuất tinh vào sau quần, bắt nạn nhân sờ mó bộ phận sinh dục của mình …)

Với những quy định trên sẽ thấy rõ những điểm bất cập như:

1.Liệt kê hành vi là như sờ, bóp …

Vậy ở đây cụ thể gồm những hành vi gì khác, trong khi tội phạm hiện đại có thể như nhìn trộm nạn nhân, quay video, chụp ảnh, bắt nạn nhân diễn cảnh nóng … lại không được đề cập. Chẳng lẽ chúng ta chỉ đi xử lý hành vi trực tiếp, có tính chất đụng chạm cơ thể mà không đi xử lý những hành vi gián tiếp, phòng ngừa, bảo vệ nạn nhân từ xa.

2. Dựa vào yếu tố “nhằm thỏa mãn tình dục”

Ở đây hoàn toàn đánh giá dựa trên cảm nhận chủ quan của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, chưa có tiêu chí, quy định thế nào là nhằm thỏa mãn tình dục.

Trong trường hợp nếu đối tượng khai báo không nhằm thỏa mãn tình dục liệu cơ quan chấp pháp, thực thi pháp luật có chứng minh được họ nhằm thỏa mãn tình dục hay không? Đây cũng sẽ là kẽ hở để nhiều đối tượng lách như vụ việc cưỡng hôn xảy ra ở thang máy, hoặc vụ việc thầy giáo ở Bắc Giang sờ mông, đùi học sinh.

Nếu chúng ta quy định rõ ràng chỉ cần hành vi cố ý, chủ động thực hiện các hành vi được liệt kê là hành vi dâm ô là đủ yếu tố thỏa mãn hành vi dâm ô có lẽ 2 đối tượng trên đã bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội dâm ô rồi. Như vậy, có lẽ các nhà lập pháp nên bỏ quy định “nhằm thỏa mãn tình dục” và chỉ cần xác định hành vi cố ý, chủ động thực hiện các hành vi dâm ô là đủ căn cứ khởi tố hình sự.

3. Cần quy định rõ bộ phận nào là bộ phận kích thích tình dục, chứ không thể tùy nghi hiểu, áp dụng được.

Trong xã hội hiện đại, khi yếu tố nhân quyền, con người được tôn trọng nhiều hơn thì việc đụng chạm cơ thể trực tiếp, hay gián tiếp đều gây ra sự bức xúc, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý nạn nhân. Trong khi đó, nhiều đối tượng lợi dụng việc đụng chạm cơ thể phụ nữ cũng đủ thỏa mãn như việc sờ mó chân tay, người, tóc ..nạn nhân.

Lời kết : Chúng tôi hy vọng các nhà lập pháp có quy định cụ thể, chi tiết, dễ hiệu, có tính áp dụng thực tiễn các hành vi dâm ô để làm căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự. Quy định cần mở rộng hơn phạm vi xử lý, bảo vệ nạn nhân từ xa, phòng ngừa, chống lại mọi hành vi có tính chất dâm ô.

Trân trọng!

Văn Phòng Luật Kết Nối – chuyên cung cấp các gói dịch vụ thành lập công ty ,tư vấn dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, thuê luật sư ….

Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội

VPGD: P 1012 Tòa E3B ngõ 2 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560

Tell: 0243 21 23460

Mail: info@luatketnoi.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay