DI CHÚC VIẾT TAY NHƯNG KHÔNG CÓ CHỮ KÝ NHÁY TỪNG TRANG THÌ CÓ ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

Khách hàng đặt câu hỏi: Bố tôi mất năm 2020 có để lại di chúc viết tay, di chúc được lập trong bệnh viện lúc bố tôi đang điều trị bệnh. Khi lập di chúc có sự chứng kiến của người phụ trách bệnh viện đó và có chữ ký xác nhận, tuy nhiên trong bản di chúc không có chữ ký từng trang của bố tôi và không đánh số thứ tự các trang của bản di chúc thì bản di chúc này có hợp pháp không?

Văn phòng luật sư Kết Nối trả lời: Theo quy định tại khoản 3 điều 631 Bộ luật dân sự quy định về nội dung di chúc buộc phải tuân thủ quy định sau: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Điều 631. Nội dung của di chúc

1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”

Đồng thời căn cứ quy định tại khoản 3 điều 638 Bộ luật dân sự quy định: Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

Điều 638. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực

3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.”

Tại điều 634 Bộ luật dân sự lại quy định: Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này. Mặc dù di chúc đã thể hiện ý chí của bố bạn, nội dung đầy đủ, rõ ràng, trong di chúc của bố bạn có đầy đủ chữ ký của người phụ trách bệnh viện, nhưng không ký, đánh số thứ tự từng trang. Vì vậy, theo quy định của bộ luật dân sự di chúc này vi phạm quy định về nội dung nên không có giá trị và vô hiệu.

Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.”

Văn Phòng Luật Sư Kết Nối

Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội

VPGD: 41-43 ngõ 119, Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560

Mail: info@luatketnoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay