ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU

Từ lâu, thương hiệu đã trở thành cụm từ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh. Mặc dù đăng ký thương hiệu không phải là thủ tục bắt buộc nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng, bởi lẽ khi khách hàng nhắc đến thương hiệu vẫn thường luôn đi kèm với giá trị của thương hiệu đó.

Thương hiệu là gì?

Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu được định nghĩa là một dấu hiệu (có thể là hữu hình hoặc vô hình) có tính đặc biệt nhằm nhận biết 1 sản phẩm được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức nào đó.

Những thương hiệu được nhiều người biết đến là thương hiệu có khả năng đem lại niềm tin nhất định cho đối tượng khách hàng của mình trong một lĩnh vực nào đó như mỹ phẩm, thời trang, spa hay ô tô. Đối với khách hàng, một thương hiệu uy tín là thương hiệu giúp họ dễ dàng nhận biết và đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Do vậy, việc đăng ký thương hiệu là một yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp có thương hiệu.

Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA sẽ được phân biệt với Thương hiệu HONDA cho nhóm sản phẩm là xe ô tô.

Xây dựng thương hiệu cho cơ quan báo chí

Đặc điểm thương hiệu

Thương hiệu tồn tại với những đặc điểm sau:

  • Thương hiệu hình thành thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Sản phẩm ấy được sử dụng phổ biến và được mọi người công nhận về giá trị mà sản phẩm mang lại.
  • Thương hiệu không được pháp luật bảo hộ giống như nhãn hiệu.
  • Thương hiệu không có các dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh như nhãn hiệu, thương hiệu của một doanh nghiệp là vô hình.
  • Thương hiệu không thể xác định thời gian tồn tại cũng như thời gian kết thúc.

Lợi thế của việc đăng ký thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu sẽ đem lại những lợi thế sau đây:

  • Là căn cứ chứng minh quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với tổ chức, cá nhân khác;
  • Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
  • Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
  • Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đối với thương hiệu đã được đăng ký;
  • Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
  • Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
  • Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được đâu là sản phẩm của mình.
  • Khi hàng hóa, dịch vụ dần trở nên phổ biến với khách hàng, đó cũng là lúc nhiều cá nhân, tổ chức khác sẽ có hành vi tạo ra những sản phẩm có thương hiệu tương tự trên thị trường nhằm mục đích kinh doanh kiếm lợi nhuận. Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm chính hãng.

Để có thể bảo vệ được thương hiệu hàng hóa hay dịch vụ của mình, tránh việc bị bên khác làm giả nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu thương hiệu đó cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Điều kiện đăng ký thương hiệu

Để được độc quyền sử dụng thương hiệu, chủ sở hữu bắt buộc phải tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu. Phạm vi quyền và chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào danh mục hàng hóa, dịch vụ mà thương hiệu ấy gắn lên.

Ví dụ:  P/S sẽ được đăng ký cho sản phẩm kem đánh răng (gắn với 1 sản phẩm cụ thể nào đó) hoặc Vietjet sẽ được đăng ký cho dịch vụ vận tải bằng đường hàng không (gắn với 1 dịch vụ nào đó).

Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện để đăng ký thương hiệu bao gồm:

  • Thương hiệu là dấu hiệu hữu hình (nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc) hoặc vô hình (không thể nhìn thấy được)
  • Thương hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay