GIẢ CHỮ KÝ TRONG DI CHÚC CÓ BỊ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ KHÔNG?

Di chúc có vai trò rất quan trọng trong việc xác định xem ai là chủ sở hữu của toàn bộ hay một phần tài sản mà người đã mất trước đó từng sở hữu. Chính bởi vậy, có rất nhiều trường hợp trên thực tế đã giả chữ ký trong di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Vậy Giả chữ ký trong di chúc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Di chúc là gì?

Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Về hình thức của di chúc thì pháp luật hiện hành tại Điều 627 Bộ luật Dân sự có quy định về di chúc phải được lập thành văn bản, trong trường hợp nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể để lại di chúc miệng. Theo đó, để có thể nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như đảm bảo thực hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì Bộ luật Dân sự khuyến khích lập di chúc bằng văn bản hơn so với di chúc miệng, trừ các trường hợp bất khả kháng, hạn chế năng lực hành vi của người để lại di chúc.

Căn cứ theo Điều 628 Bộ Luật Dân sự năm 2015, di chúc bằng văn bản bao gồm các loại di chúc như sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng/ chứng thực.

Giả chữ ký trong di chúc bị xử phạt như thế nào?

Giả chữ ký trong di chúc thì có được hưởng di sản thừa kế không?

Có thể khẳng định rằng người này vẫn được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi giả chữ ký của người này nhưng họ vẫn cho hưởng di sản theo di chúc.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hiện có các hình thức sau đây: Di chúc bằng văn bản, di chúc miệng. Cho nên việc giả chữ ký trong di chúc chỉ xảy ra trong trường hợp người để lại di sản thừa kế lập di chúc bằng văn bản và có hoặc không có người làm chứng, chứng thực hoặc công chứng di chúc.

Đồng thời, căn cứ dựa theo quy định Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có toàn quyền trong việc chỉ định cũng như truất quyền hưởng di sản của người thừa kế và phân phần di sản thừa kế cho từng người thừa kế. Chính vì vậy, ngoài các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc thì tất cả các trường hợp khác đều hưởng di sản theo ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc. Người có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cũng phải sáng suốt, minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép theo điểm a, khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

Đối với hành vi làm giả di chúc hay giả mạo chữ ký của người lập di chúc nhằm chiếm đoạt phần di sản mà mình không được hưởng trong di chúc là hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ không được quyền hưởng di sản theo quy định điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó, người không được quyền hưởng di sản bao gồm có người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Giả chữ ký trong di chúc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Giả chữ ký trong di chúc nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay