VIỆC KHÔNG TRẢ LẠI TIỀN CHO NGƯỜI BỊ CHUYỂN NHẦM TÀI KHOẢN LIỆU CÓ BỊ XỬ PHẠT HAY KHÔNG?

Phản ứng của bạn khi chuyển nhầm một số tiền vào một tài khoản khác mà không phải tài khoản đích là gì? Bạn có lo được lo mất mà gọi ngay đến đường dây nóng của ngân hàng với mong muốn lấy lại số tiền đó hay chỉ nhắm mắt cho qua, coi đó là một sự xui xẻo trong ngày mà thôi. Vậy bạn có thắc mắc rằng, việc không trả lại số tiền chuyển nhầm đó có thể bị đi tù hay không?

1/ Phải trả lại số tiền do người khác chuyển nhầm cho bạn:

Theo Điều 165, Bộ luật Dân sự năm 2015, việc chiếm hữu tiền của người khác chỉ được coi là có căn cứ pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản ( tức là tài sản đó là của chủ sở hữu)

b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản ( Tức là tài sản đó được chiếm hữu bởi người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản)

c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật ( tức là việc chiếm hữu tài sản được thực hiện thông qua các giao dịch dân sự phù hợp)

d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

đ) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Từ những căn cứ tại khoản 2 của Điều này: “Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”,  ta có thể phân tích, số tiền chuyển nhầm vào tài khoản của người khác chỉ được coi là tài sản không xác định được chủ hoặc tài sản vô chủ; Người bị chuyển nhầm được quyền sở hữu nếu đã thực hiện thông báo hoặc giao nộp cho Công an gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã để thông báo cho chủ sở hữu của số tiền bị chuyển nhầm đó biết mà nhận lại.

Theo Điều 288 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng đề cập rằng nếu qua thời gian là 01 năm mà không xác định được chủ sở hữu của số tiền chuyển nhầm đó thì quyền sở hữu cũng thuộc về người bị chuyển nhầm. Ngoài ra, việc giữ số tiền chuyển nhầm được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nên khi chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu.

2/ Chế tài nào dành cho hành vi không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản?

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/ NĐ-CP, đối với hành vi không trả lại tiền chuyển nhầm tài khoản thì người đó có thể bị phạt tiền từ 03 đến 05 triệu đồng với hành vi chiếm giữ tài sản của người khác và buộc phải trả lại số tiền đã chiếm giữ trái phép.

Trong một số trường hợp, nếu người không trả lại số tiền chuyển nhầm đó cho chủ sở hữu sẽ thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như:

  • Tại điều 176 B ộ luật Hình sự 2015: Chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất là 05 năm.
  • Tại Điều 177 Bộ luật Hình sự 2015: Sử dụng trái phép tài sản. Khi sử dụng số tiền bị chuyển nhầm trái phép sẽ bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng và bị phạt tù cao nhất 07 năm.

3/ Những điều cần lưu ý khi chuyển nhầm tài khoản:

  • Đối với người chuyển tiền nhầm tài khoản: Ngay sau khi phát hiện ra bản thân chuyển tiền nhầm tài khoản thì mỗi người nên nhanh chóng gọi cho đường dây nóng của ngân hàng hoặc trực tiếp đi ra ngân hàng để thông báo về việc chuyển nhầm đó để được giải quyết theo quy định.
  • Đối với người nhận được tiền chuyển nhầm: Nếu nhận được tiền từ số tài khoản lạ nào đó thì người nhận cũn phải ngay lập tức thông báo về việc nhận tiền lạ đó.

Việc chuyển nhầm tiền cho tài khoản khác thường xuyên xảy ra và đặc biệt với tình trạng sử dụng dịch vụ chuyển tiền thông minh qua các ứng dụng của ngân hàng cũng gặp nhiều rủi ro mà chúng ta không thể lượng trước. Trên đây là một số các quy định liên quan để giúp các bạn có những hiểu biết cụ thể về vấn đề này. Nếu có bất kì thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ hotline 0819 001 881 / 0982 068 560! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay