Rất nhiều cá nhân khi bắt đầu khởi nghiệp với quy mô nhỏ đều có mong muốn tránh được thủ tục thành lập, sổ sách kế toán phức tạp. Loại hình hộ kinh doanh là loại hình hiện nay đáp ứng được các điều kiện nêu trên.
Để giúp nhà đầu tư đặt nền móng pháp lý vững chắc trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh, Luật Kết Nối chỉ ra các bước thành lập hộ kinh doanh như sau:
Bước 1: Tư vấn các vấn đề pháp lý và nắm ưu, nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh
Ưu điểm:
- Đây là loại hình điển hình, phù hợp với các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, có quy mô gọn nhẹ, không có yêu cầu về cơ cấu tổ chức.
- Chế độ kế toán đơn giản. Được áp dụng chế độ thuế khoán. Không phải khai thuế hàng tháng.
Nhược điểm:
- Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh
- Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động. Nếu sử dụng từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 01 địa điểm, không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm nào khác
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập Hộ Kinh doanh
Căn cứ Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ thành lập Hộ Kinh doanh bao gồm:
1/ Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 02/2019/TT-BKHDT)
2/ Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
3/ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối (Trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập).
Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh
Ngay sau khi hoàn thiện hồ sơ, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Căn cứ giấy hẹn trả kết quả, sau 03 ngày làm việc (kể từ ngày nộp hồ sơ), Qúy khách hàng thực hiện nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu hồ sơ hợp lệ) hoặc sẽ được nhận thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh (hồ sơ không hợp lệ).
Bước 4: Khắc dấu
Theo quy định pháp luật về con dấu thì hộ kinh doanh không có con dấu pháp nhân (dấu tròn) như các hình thức doanh nghiệp. Hộ kinh doanh chỉ có thể sử dụng dấu vuông, dấu chữ ký, dấu logo để thể hiện thông tin.
Bước 5: Đăng ký mã số thuế
Đây là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên nhiều cá nhân khi được ra GCN Hộ Kinh doanh thì chủ quan không làm thủ tục đăng ký mã số thuế, gây ra những hậu quả pháp là bị cơ quan quản lý thuế ra quyết định phạt. Có hai hình thức đăng ký mã số thuế: Đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hoặc đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế.
a) Đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế
Hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao Thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực
Ngoại lệ:
* Với hộ kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có);
– Bản sao Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu/ Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);
– Bản sao GCN đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với cá nhân kinh doanh);
– Bản sao GCN đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).
* Đại diện hộ kinh doanh đã được cấp mã số thuế cá nhân, khi phát sinh hoạt động kinh doanh, hồ sơ đăng ký thuế gồm:
– Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có). Trên tờ khai ghi mã số thuế của đại diện hộ kinh doanh đã được cấp;
– Bản sao GCN đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
b) Đăng ký thuế thông qua hồ sơ khai thuế
Gửi kèm theo hồ sơ khai thuế lần đầu một trong các hồ sơ, tài liệu sau:
– Bản sao GCN đăng ký hộ kinh doanh (nếu có);
– Bản sao Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu còn hiệu lực.
Ngoại lệ:
Với Hộ kinh doanh của các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu:
– Bản sao một trong các giấy tờ còn hiệu lực như sau: Giấy chứng minh thư biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, Hộ chiếu hoặc Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh khác được cấp theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với cá nhân kinh doanh);
– Bản sao GCN đăng ký hộ kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (đối với cá nhân kinh doanh);
– Bản sao GCN đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với hộ kinh doanh).
Trong trường hợp Qúy khách hàng cần dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, Qúy khách hàng chỉ cần phải chuẩn bị duy nhất bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
Lưu ý: Luật Kết Nối sẽ hỗ trợ thủ tục sao y công chứng nếu Qúy Khách Hàng có nhu cầu.
Với dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, Qúy khách hàng sẽ được Luật Kết Nối hỗ trợ một cách tận tâm nhất. Ngoài việc Qúy khách hàng sẽ được chúng tôi trực tiếp soạn thảo hồ sơ, đại diện khách hàng đi nộp hồ sơ, nhận kết quả mà Qúy khách hàng còn được chúng tôi đồng hành trong suốt quá trình hoạt động của Hộ kinh doanh.
Hy vọng những lời tư vấn về thủ tục thành lập hộ kinh doanh sẽ giúp ích được Qúy khách hàng trong quá trình khởi nghiệp!
Trân trọng !