THỦ TỤC LƯU HÀNH CÁC SẢN PHẨM HANDMADE

CÂU HỎI:

Tôi muốn bán sản phẩm handmade do tôi tự làm ra, vậy tôi phải làm những thủ tục gì để được phép kinh doanh các sản phẩm đó?

TRẢ LỜI:

Các sản phẩm handmade hiện đang rất được ưa chuộng và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm handmede là một hướng khởi nghiệp khá nhiều triển vọng. Để các sản phẩm này được bán ra theo đúng quy định của pháp luật, bạn cần phải thực hiện các thủ tục sau:

Bước 1:Bạn cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Theo đó, đầu tiên, bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp và nộp hồ sơ xin đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan có thẩm quyền tương ứng với loại hình bạn chọn.

1.1. Với sản phẩm handmade quy mô kinh doanh nhỏ, bạn có thể chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể khá đơn giản như sau:

Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh cụ thể là các Phòng Tài chính- Kế toán trực thuộc Ủy ban nhân dân. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:Tên hộ kinh doanh, địa chỉ đặt địa điểm kinh doanh; Ngành, nghề  hoạt động kinh doanh; Số vốn đăng ký kinh doanh; Thông tin cá nhân của người đại diện…..

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh  này là bản sao Giấy chứng minh nhân dân  hoặc căn cước công dân hay Hộ chiếu của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình. Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh của nhóm cá nhân, còn cần thêm Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh…

1.2. Với loại hình doanh nghiệp

Nghị định Số: 108/2018/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 10/10/2018) và Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT (Có hiệu lực từ 20/03/2019) đã quy định rất rõ ràng trình tự, thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn, Qúy khách hàng có thể theo dõi tại: https://luatketnoi.vn/tu-van-thanh-lap-doanh-nghiep/

Bước 2: Công bố sản phẩm hoặc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sau khi đăng ký kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục công bố ( nếu sản phẩm là mỹ phẩm) hoặc xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ( nếu sản phẩm là thực phẩm, nước uống đóng chai…)

  • Thủ tục công bố đối với sản phẩm là mỹ phẩm.

Thủ tục này được quy định tại: Thông tư số 06/ 2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm. Theo đó,

Thẩm quyền xử lý: Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được làm thành 01 bộ, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan quản lý có thẩm quyền.  Cụ thể là Sở Y tế nơi đặt trụ sở sản xuấđối với mỹ phẩm sản xuất trong nước.

Người có trách nhiệm thực hiện thủ tục công bố: Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm .

Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

–  Bản sao hợp lệ  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

( Trong trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không đồng thời là nhà sản xuất thì phải có thêm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);

–  Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường

  • Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với sản phẩm là thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống…)

Quy trình xin cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm  được quy định chủ yếu tại 3 văn bản: Luật an toàn thực phẩm; Nghị định số: 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dấn Luật An toàn thực phẩm; Công văn 2129/BCT-KHCN năm 2018.

Theo đó, bạn nộp 1 bộ hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền . Hồ sơ gồm có:

Bước 3. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm bản sao có chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh có xác nhận của chủ cơ sở
  • Sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất thực phẩm.
  • Giấy cam kết đã tập huấn kiến thức ATVSTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp chế biến thực phẩm. Bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực bản sao hoặc bản sao có xác nhận của chủ cơ sở.

Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc. Trường hợp uỷ quyền thẩm định cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền; Cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyết định cử Đoàn thẩm định cơ sở và thông báo với cơ sở.  Đoàn thẩm định cơ sở sẽ tiến hành các hoạt động sau:

– Kiểm tra, đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;

– Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở

– Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm,

– Kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm

– Kiểm tra việc ghi chép nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu thức ăn….

Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở: Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

Những năm gần đây, sản phẩm handmade không còn xa lạ với người tiêu dùng. Đầu tư cho các sản phẩm handmade là một nguồn đầu tư tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, phải làm sao để sản phẩm handmade được lưu hành ra thị trường đúng theo quy định của pháp luật chưa phải nhà đầu tư nào cũng nắm được rõ.

Bởi vậy, chúng tôi rất hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích được cho Qúy khách hàng. Dịch vụ tư vấn của Luật Kết Nối vẫn luôn sẵn sàng đón nhận yêu cầu tư vấn của Qúy khách hàng qua các kênh.

Văn Phòng Luật Kết Nối 

Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội

VPGD: P 1012 Tòa E3B ngõ 2 Trần Kim Xuyến, Yên Hòa , Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560

Tell: 0243 21 23460

Mail: info@luatketnoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay