Các vụ án dân sự liên quan đến việc tranh chấp di sản thừa kế xảy ra càng nhiều do người mất không để lại di chúc hay di chúc được lập nhưng không đúng theo quy định. Một phần nữa do các quy định về việc lập di chúc hiện nay còn chưa được chặt chẽ, thống nhất dẫn tới cách nhận thức việc lập di chúc có phần sai sót.
Luật Kết Nối tổng hợp các quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực của di chúc cho Quý khách:
Tại Điều 646 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Chủ thể lập di chúc:
Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự. Một người được coi là có đủ năng lực hành vi dân sự trong việc lập di chúc khi thỏa mãn các yếu tố sau:
+ Yêu cầu về độ tuổi: Chỉ có những người đủ mười tám tuổi trở lên mới có quyền lập di chúc; đối với những người chưa đủ mười tám tuổi nhưng tròn mười lăm tuổi nếu muốn lập di chúc thì phải có sự chứng kiến của người giám hộ.
+ Yếu tố về nhân thức: Yếu tố nhận thức là một yếu tố quan trọng trong việc xác định năng lực hành vi dân sự. Nếu người lập di chúc không có đủ nhận thức trong lúc lập di chúc thì di chúc đó không hợp pháp.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân của người đã mất về việc chuyển giao di sản của mình cho người khác. Do đó nếu đủ điều kiện như trên thì người lập di chúc có quyền chọn người thừa kế và phân chia di sản của mình cho bất kỳ ai mà không cần sự đồng ý của người khác.
Điều kiện lập di chúc:
– Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, di chúc sẽ bị coi là không có sự tự nguyện nếu như:
+ Người lập di chúc bị lừa dối: Căn cứ để xác định di chúc không hợp pháp là sự lừa dối, sự lừa dối làm cho người lập di chúc suy nghĩ theo nó và chính vì thế nội dung của di chúc được định đoạt dưới sự tác động của hành vi lừa dối.
+ Người lập di chúc bị đe dọa: hành vi đe dọa được coi là căn cứ để xác định di chúc không hợp pháp khi hành vi đó là cố ý và nghiêm trọng đến mức người bị đe dọa bắt buộc phải lập di chúc theo yêu cầu của người đe dọa mà không còn một sự lựa chọn nào khác.
+ Người lập di chúc bị cưỡng ép: sự đe dọa trong hoàn cảnh đặc biệt làm cho người bị đe dọa sợ hãi , dồn ép người đó lập di chúc thì di chúc đó được coi là bất hợp pháp.
– Nội dung của di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội
Nội dung di chúc là tất cả những vấn đề mà người lập di chúc muốn thể hiện trong di chúc đó. Một di chúc được coi là hợp pháp khi nội dung đó không vi phạm các quy định của pháp luật, không trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội đã được cộng đồng xã hội thừa nhận.
– Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.
+Di chúc của người đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được lập thành văn bản.
+Di chúc bằng miệng phải được người làm chứng ghi lại thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực chậm nhất là sau năm ngày kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình.
+Di chúc không có chứng thực, công chứng, xác nhận chỉ được coi là hợp pháp khi người lập di chúc tự viết tay.
Quý khách hàng quan tâm đến những vấn đề về di chúc hay việc lập di chúc xin vui lòng liên hệ đến Luật Kết Nối để được đội ngũ Luật sư của văn phòng tư vấn cụ thể.
Trân trọng !
>>Xem thêm: Quy định của pháp luật về chia tài sản thừa kế