Thế nào Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu gắn với chỉ thị 16 trong đại dịch covid 19?

Trong thời gian vừa kia,trước tình hình căng thẳng của đại dịch covid 19,dư luận xôn xao với câu chuyện anh công nhân ở Khánh Hòa đi mua bánh mì bị cho nghỉ việc vì cán bộ kiểm soát chốt dịch cho rằng bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm thiết yếu. Ngày 19-7, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa có văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ trong đó nêu rõ bánh mì thuộc loại hàng hóa thiết yếu.

Vậy,thế nào là hàng hóa,dịch vụ thiết yếu? Hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp cán bộ làm công tác chống dịch tránh được những sai phạm không đáng có như trong tình huống trên.Đồng thời,người dân cũng có thể áp dụng phục vụ nhu cầu của bản thân tránh vi phạm cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Nên hiểu như thế nào về hàng hóa,dịch vụ thiếu yếu? 

Đến thời điểm hiện tại,chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thống nhất trên cả nước định nghĩa “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn do các địa phương tự quy định,áp dụng trên thực tế.

Điều 4 Luật Giá năm 2012 có giải thích cụm từ “hàng hoá, dịch vụ thiết yếu” là những hàng hoá, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên,định nghĩa này là chung chung,từ đó có thể hiểu theo các cách khác nhau,và nhìn vào đó,người ta không thể nói chính xác đâu là hàng hóa,dịch vụ thiếu yếu.Do pháp luật không quy định rõ cũng như cách hiểu và cách nhìn nhận của mỗi người khác nhau nên mới xảy ra vụ việc  anh công nhân ở Khánh Hòa đi mua bánh mì bị cho nghỉ việc vì cán bộ kiểm dịch nhận định rằng “bánh mì không phải là lương thực,thực phẩm ,hàng hóa thiếu yếu”.

Ngay sau đó,Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa đã cho ra văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020.Và rất nhiều các địa phương đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị số 16 cũng cho ra các văn bản hướng dẫn quy định về vấn đề này.Danh mục hàng hóa,dịch vụ thiết yếu các tỉnh đưa ra tuy có sự khác nhau nhưng nhìn chung các địa phương đều thống nhất về hàng hóa,dịch vụ thiết yếu được phép lưu thông trên thị trường như sau:

Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu ăn; sữa các loại; mì gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng.

Lương thực: các loại gạo, nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

Thiết bị, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh: đồ dùng vệ sinh cá nhân của nam/nữ; xăng, dầu, gas khí đốt; sản phẩm thức ăn, thuốc (vật nuôi trên cạn và thủy sản); vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp như: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật…;

Dịch vụ thiết yếu bao gồm: Siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng tiện lợi, tiện ích, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh trái cây, chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu). Nhà máy, cơ sở sản xuất, công trình giao thông, xây dựng. Cơ sở kinh doanh dược phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu, khám chữa bệnh, cấp cứu…

Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan tới ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…). Chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hoá, khám, chữa bệnh, tang lễ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay