THÀNH LẬP CÔNG TY CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

Hiện nay, lực lượng người lao động trong thị trường lao động ngày càng gia tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Cùng với đấy là nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp với đa dạng ngành nghề, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và nguồn nhân lực dồi dào, các lĩnh vực liên quan cũng phát sinh khá nhiều. Trong đó, lĩnh vực cho thuê lại lao động cũng trở nên “nhộn nhịp” hơn hẳn. Nhưng không phải cứ đăng ký ngành nghề này là có thể hoạt động cho thuê lại lao động mà còn cần những điều kiện khác. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này:

  1. Các khái niệm

Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động (khoản 1, điều 52 Bộ luật lao động 2019)

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động (điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động).

  1. Điều kiện cấp giấy phép

Theo quy định tại điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động (người đại diện) phải bảo đảm điều kiện:

+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

+ Không có án tích;

+ Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng)

  1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Theo quy định tại điều 24, Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Hồ sơ, gồm:

Thứ nhất, văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII.

Thứ hai, bản lý lịch tự thuật của theo Mẫu số 07/PLIII.

Thứ ba, phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) số 1 của người đại diện. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu LLTP số 1 thì được thay thế bằng phiếu LLTP tại quốc gia mang quốc tịch.

Các văn bản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

Thứ tư, văn bản chứng minh đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép của người đại diện, bao gồm một trong các giấy tờ sau:

– Bản sao được chứng thực từ bản chính HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện;

– Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).

Các văn bản này nếu là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

Thứ năm, giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII.

  1. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép

Theo quy định tại khoản 1,2 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì Doanh nghiệp cần thực hiện như sau:

Doanh nghiệp gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.

Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay