Cuộc sống hôn nhân vô vàn những khó khăn,thách thức với biết bao gánh nặng của cơm áo gạo tiền phát sinh (đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng của kinh tế như đại dịch covid hiện nay) làm cho cuộc sống hôn nhân của nhiều cặp vợ chồng rơi vào tình cảnh trầm trọng ,mục đích hôn nhân không đạt được khiến họ đưa ra quyết định li hôn.Tuy nhiên,thực tế sau đó nhiều cặp đôi lại quyết định quay trở về chung sống với nhau như trước kia.Người ta gọi tình trạng đó là “tái hôn”.
Vậy,Tái hôn khi vợ hoặc chồng chưa đồng ý li hôn trước đó thì có được không?Câu hỏi này chúng tôi giải đáp ngay sau đây.
1.Tái hôn là gì và điều kiện tái hôn?
Hiện nay không ít người vẫn còn nhầm lẫn tái hôn là kết hôn với một người khác sau khi ly hôn, việc hiểu như vậy là không chính xác, tái hôn chỉ đặt ra sau khi đã ly hôn với chồng cũ, vợ cũ, là việc người vợ, chồng xác lập lại quan hệ hôn nhân với người vợ, chồng mà mình đã ly hôn trước đây.
Pháp luật hôn nhân gia đình hiện hành chưa có quy định cụ thể về tái hôn.Theo Từ điển Tiếng Việt và cách hiểu của số đông người Việt Nam thì “Tái hôn” là việc nam nữ đã ly hôn nay mong muốn và thực hiện thủ tục kết hôn lại với vợ hoặc chồng cũ của mình.Như vậy,cặp đôi mong muốn tái hôn đã tồn tại quan hệ vợ chồng và đã li hôn bằng quyết định hoặc bản án của cơ quan có thẩm quyền.
Khi vợ(chồng) cũ tái hôn cần đáp ứng những điều kiện được pháp luật quy định của như nam, nữ lần đầu đăng ký kết hôn.Các điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
- Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Các trường hợp cấm kết hôn theo điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 là:
- a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;
- d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2.Trình tự ,thủ tục tái hôn
Hồ sơ tái hôn bao gồm:
-Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn
-Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
-Giấy xác nhận tình trạng năng lực hành vi dân sự của người kết hôn do cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 06 tháng
-Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của người kết hôn
Khi tái hôn có yếu tố nước ngoài thì người tiến hành đăng ký kết hôn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ, tài liệu khác theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành.
Trình tự đăng kí tái hôn
Bước 1: Người kết hôn nộp một bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, nộp lệ phí đăng ký kết hôn
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền đăng tiến hành thủ tục xác minh, điều tra các điều kiện kết hôn. Nếu hai bên thỏa mãn các điều kiện kết hôn thì ghi vào sổ hộ khẩu, trao giấy đăng ký kết hôn. Nếu không thỏa mãn các điều kiện kết hôn thì từ chối và giải thích cho người kết hôn rõ.
2.Tái hôn khi vợ hoặc chồng chưa đồng ý li hôn trưóc đó thì có được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2014 “Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn”Còn theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”Bởi vì hai bên đã chấm dứt quan hệ hôn nhân trước đó,trở thành người tự do nếu muốn được pháp luật bảo vệ cần đăng ký kết hôn lại.
Do đó,pháp luật đã ngầm định chỉ ra điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất của việc tái hôn là hai bên vợ chồng có định tái hôn đã làm thủ tục li hôn trước đó và đã được chấp thuận bằng bằng bản án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi tái hôn,hai vợ chồng phải còn trong tình trạng tự do như nam nữ lần đầu kết hôn ,không bị giành buộc bởi quan hệ hôn nhân đã xác lập bằng thủ tục đăng kí kết hôn trước đó.Nếu vợ hoặc chồng chưa đồng ý li hôn hoặc đã làm thủ tục xin li hôn nhưng chưa có quyết định chính thức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì họ chỉ là đang trong tình trạng đổ vỡ trong hôn nhân ,mối dây pháp lí hôn nhân của họ vẫn tồn tại và được pháp luật bảo vệ.Do đó,nếu muốn quay lại với nhau thì họ không không cần phải làm thủ tục “tái hôn” nữa.
Thực tế có rất nhiều người lầm tưởng khi không còn chung sống một nhà với nhau nữa là đã li hôn nên khi quyết định quay về với nhau họ sợ quan hệ hôn nhân của họ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nữa nên đi đăng kí kết hôn lại.Thực chất,việc vợ chồng không còn chung sống với nhau trong một khoảng thời gian chỉ là việc li thân ,đó là quyền tự do định đoạt của cá nhân mà pháp luật không can thiệp.Việc vợ chồng chấm dứt nghĩa vụ sống chung với nhau trong khi quan hệ hôn nhân chưa hoặc không chấm dứt. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ giữa vợ và chồng, vì thế khoảng thời gian ly thân các bên vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với tài sản và con chung.Dù ly thân trong khoảng thời gian bao lâu đi chăng nữa thì xét về mặt pháp luật, hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý nên phát sinh quyền và nghĩa vụ với vợ chồng.Do đó,việc họ muốn quay lại với nhau mà đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục “tái hôn” là điều không cần thiết bởi những trường hợp nêu trên không đáp ứng đủ điều kiện để “tái hôn”.