Hỏi: Thưa luật sư, gia đình tôi có người thân bị khuyết tật. Vì vậy tôi muốn hỏi nhà nước có chính sách gì hỗ trợ cho người khuyết tật không?
Trả lời :
Người khuyết tật là 1 trong những đối tượng cần được bảo vệ, chăm sóc và tôn trọng. Vì vậy Quốc hội đã ban hành luật số 51/2010 về người khuyết tật nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Trách nhiệm của xã hội, nhà nước và quyền lợi của người khuyết tật được quy định rất rõ tại Luật Người khuyết tật 2010.
Trong khuôn khổ bài viết này Luật Kết Nối xin đưa ra những quyền tiêu biểu để độc giả nắm được.
1/ Quyền được trợ cấp xã hội hàng tháng
-Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng nhân hệ số 2.0 nhưng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người già và trẻ em thì nhân hệ số 2.5
-Đối với người khuyết tật nặng nhân hệ số 1.5 nhưng đối với người khuyết tật là người già và trẻ em thì nhân hệ số 2.0
-Đối với người nuôi dưỡng 1 người khuyết tật đặc biệt nặng thì mức trợ cấp nhân hệ số 1.5
-Đối với người nuôi dưỡng 2 người khuyết tật đặc biệt nặng thì mức trợ cấp nhân hệ số 3.0
2/ Quyền về chăm sóc sức khỏe – y tế ( Điều 22 , 23)
-Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
-Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
-Tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; xác định khuyết tật bẩm sinh đối với trẻ em sơ sinh để kịp thời có biện pháp điều trị và chỉnh hình, phục hồi chức năng phù hợp.
3/ Quyền về học tập, giáo dục ( Điều 27)
-Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.
-Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.
4/ Quyền về được dạy nghề và việc làm ( Điều 32,33)
– Người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.
-Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề.
-Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
. -Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
– Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
-. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
– Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn sản xuất, chuyển giao công nghệ, hộ trợ tiêu thụ sản phẩm theo
5/ Quyền về tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao giải trí ( Điều 36)
– Người khuyết tật được tạo điều kiện để hưởng thụ các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật
– Người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng được miễn giảm giá vé khi sử dụng 1 số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao,giải trí và du lịch theo quy định
– Người khuyết tật được tạo điều kiện phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao, tham gia biểu diễn và sáng tác nghệ thuật.
– Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết kế, chế tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.
6/ Quyền được tham gia giao thông ( Điều 41)
-Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
-Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định
-Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Xem thêm:
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật
- Xác nhận khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi