Hướng dẫn quy trình giải thể một doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một số doanh nghiệp không đạt được lợi nhuận đề ra dẫn đến thua lỗ thì phương án Giải thể doanh nghiệp là phương án tốt nhất cho người đại diện pháp luật và cổ đông

Luật Kết Nối hướng dẫn quy trình giải thể một doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Thông qua quyết định về việc giải thể

Với một doanh nghiệp tự nguyện muốn giải thể thì phải thông qua Quyết định của Chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, Quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

Bước 2: Công bố quyết định giải thể

Sau khi có quyết định về việc giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải gửi thông báo lên Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc công báo công khai quyết định giải thể. Thời gian công bố là 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh nghận được quyết định giải thể của doanh nghiệp.

Bước 3: Hồ sơ với các cơ quan Thuế, BHXH, Hải Quan.

  • Đối với cơ quan thuế:

Doanh nghiệp nộp các hồ sơ sau tới cơ quan thuế để hoàn tất thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế.

  • Quyết định của Chủ Sở Hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, Biên bản và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Biên bản và quyết định của Đại hội đồng cổ đồng đối với công ty cổ phần
  • Công văn đề nghị chấm dứt hiệu lực của mã số thuế
  • Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể tới cơ quan thuế, CQT sẽ gửi thông báo tới doanh nghiệp về việc quyết toán thuế để giải thể.

Những lưu ý khi quyết toán thuế để giải thể như sau:

–        Sổ sách, chứng từ kế toán đầy đủ, phù hợp, đúng quy định pháp luật

–        Thông báo hủy toàn bộ các số hóa đơn chưa sử dụng

–        Kiểm tra doanh nghiệp có chi nhánh/ địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở không . Nếu có thì phải làm thủ tục đóng các chi nhánh/ địa điểm trước.

–        Lập hồ sơ thanh lý tất cả các tài sản, hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Sau khi đoàn kiểm tra của cơ quan thuế tiến hành quyết toán thuế doanh nghiệp thì 2 bên sẽ ký biên bản. Nếu doanh nghiệp có những khoản phạt hay những khoản bị truy thu thuế thì Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ  vào ngân sách nhà nước.  Khi Doanh nghiệp hoàn thành các khoản nghĩa vụ đã được liệt kê trong biên bản quyết toán thuế thì cơ quan thuế sẽ ra xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp.

  • Đối với cơ quan Hải Quan

Đối với doanh nghiệp mà có đăng ký nghành nghề xuất nhập khẩu thì BẮT BUỘC phải làm thủ tục xác nhận không nợ thuế đối với cơ quan Hải Quan. Doanh nghiệp gửi hồ sơ gồm:

–        Quyết định của Chủ Sở Hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, Biên bản và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Biên bản và quyết định của Đại hội đồng cổ đồng đối với công ty cổ phần

–        Công văn xin xác nhận không nợ thuế Xuất nhập khẩu

–        Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bản sao y

Trong thời gian 15 ngày làm việc cơ quan Hải quan sẽ có thông báo về tình trạng thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

  • Đối với cơ quan BHXH:

Khi giải thể doanh nghiệp phải hoàn thành hết các nghĩa vụ về bảo hiểm của người lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội. Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp làm thủ tục báo giảm người lao động và thanh toán toàn bộ các khoản nợ bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm.

  • Đối với các nhà cung cấp:

Doanh nghiệp cần thông báo giải thể tới các đơn vị đối tác, các nhà cung cấp về quyết định giải thể của mình. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ công nợ đối với các nhà cung cấp,  bên làm biên bản thanh lý hợp đồng và xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ công nợ.

  • Đối với người lao động:

Khi có quyết định giải thể doanh nghiệp cần thông báo cho người lao động biết và hoàn tất các khoản lương, thưởng, chế độ đối với người lao động tới thời điểm công ty giải thể.

Lưu ý: Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp như sau:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác.

Bước 4: Hồ sơ nộp Cơ quan đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn thành xong bước 1,bước 2 và bước 3 doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ gồm:

  • Quyết định của Chủ Sở Hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên, Biên bản và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Biên bản và quyết định của Đại hội đồng cổ đồng đối với công ty cổ phần.
  • Văn bản xác nhận chấm dứt tồn mã số thuế doanh nghiệp/ Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
  • Mẫu thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp (Phụ lục II-24, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT)
  • Mẫu giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT đối với Doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 5: Trả dấu

  • Đối với doanh nghiệp sử dụng dấu do cơ quan công an cấp thì phải làm thủ tục trả dấu với chính cơ quan công an cấp đăng ký mẫu dấu:
  • Trường hợp phải trả lại dấu cho cơ quan công an:

–        Doanh nghiệp thành lập trước 1/7/2015 trả dấu để giải thể, thay đổi thông tin trên mẫu dấu của công ty.

–        Các cơ quan, tổ chức khác sử dụng con dấu (công ty luật, trường mầm non, công đoàn…) khi không có nhu cầu sử dụng con dấu.

–        Sử dụng con dấu mà đã hết thời hạn sử dụng con dấu.

  • Hồ sơ trả dấu cho cơ quan công an:

–        Công văn xin trả lại con dấu cho cơ quan công an trình bày rõ lý do cần trả dấu

–        Bản sao ĐKKD, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức

–        Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp

–        Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu

Hồ sơ trả dấu cho Công an sẽ được gửi đến PC64 – Phòng CS QLHC và TTXH thuộc công an tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ  sở chính hoặc một số trường hợp sẽ phải nộp tại Bộ Công an ( Cơ quan nào cấp đăng ký mẫu dấu thì sẽ trả tại cơ quan đó). Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ nhận phiếu hẹn trả kết quả thì Doanh nghiệp quay trở lại cơ quan công an nhận Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Sau khi Doanh nghiệp được cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu, Doanh nghiệp gửi bổ sung Giấy chứng nhận này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để hoàn tất thủ tục giải thể.

  • Đối với doanh nghiệp sử dụng dấu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014:

Trong trường hợp này, mẫu dấu của Doanh nghiệp được do Sở kế hoạch và đầu tư cấp mẫu dấu. Để hủy mẫu dấu này, tại bước 4 Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, ngoài những giấy tờ cần thiết được nêu trên Doanh nghiệp phải gửi kèm Đơn thông báo về việc hủy mẫu dấu của Doanh nghiệp theo mẫu Phụ lục II – 10 Thông tư số 02/2019/TT – BKHĐT.

Bước 6: Cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc giải thể của Doanh nghiệp:

Trong 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh phản hồi ngược lại về hồ sơ hợp lệ hoặc không hợp lệ.

  • Nếu hồ sơ giải thể của Doanh nghiệp đã giải thể. Cơ quan đăng ký kinh doanh đưa ra thông báo về việc giải thể của Doanh nghiệp đã hoàn thành.
  • Nếu hồ sơ giải thể của Doanh nghiệp không hợp lệ, Doanh nghiệp cần khẩn trưởng sửa đổi, bổ sung các loại giấy cần thiết và thực hiện theo thứ tự các bước đã nêu trên.

Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý phức tạp và mất nhiều thời gian công sức. Vì vậy quý khách hàng được tư vấn định hướng ngay từ ban đầu để tránh mất thời gian. Do đó, nếu quý khách cần giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Kết Nối theo số điện thoại : 0982068560 để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay