QUY ĐỊNH VỀ QUẢNG CÁO TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Quảng cáo trên phương tiện giao thông như thế nào?

Quảng cáo trên phương tiện giao thông là hình thức quảng cáo khá phổ biến do chi phí thấp, thực hiện đơn giản và hiệu quả cao. Quảng cáo trên phương tiện giao thông thường được thực hiện bằng cách dán đề can in hình sản phẩn, nhãn hiệu lên mặt ngoài phương tiện. Các loại phương tiện được sử dụng để dán quảng cáo nhiều nhất là phương tiện công cộng như taxi, xe bus, máy bay. Các phương tiện này di chuyển rộng, liên tục nên sản phẩm quảng cáo đến được với nhiều người.

Quảng cáo trên phương tiện giao thông có cần đăng ký, xin phép hay không?

Cơ quan tổ chức cá nhân thực hiện quảng cáo trên phương tiện giao thông không cần làm bất cứ thủ tục nào như đăng ký, thông báo hay xin cấp phép. Người quảng tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm với hoạt động quảng cáo của mình.

Quảng cáo trên phương tiện giao thông cần tuân thủ yêu cầu gì?

Việc quảng cáo trên phương tiện giao thông phải đảm bảo an toàn giao thông. Không được thể hiện sản phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của phương tiện giao thông.

Xử phạt đối với người vi phạm quy định về quảng cáo trên phương tiện giao thông

Người có hành vi vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Cụ thể đối quảng cáo tại mặt trước, mặt sau, trên nóc phương tiện hoặc diện tích quảng cáo quá 50% bề mặt phương tiện thì người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và gấp 02 lần đối với tổ chức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay