PHÁP NHÂN CÓ QUYỀN ĐỂ LẠI DI CHÚC KHÔNG?

Di chúc là văn bản thể hiện mong muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vậy pháp nhân có quyền để lại di chúc không?

Di chúc là gì?

Theo quy định tại Điều 624 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

Với quy định này thì di chúc phải có các yếu tố sau:

– Đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác;

– Mục đích của việc lập di chúc là chuyển tài sản là di sản của mình cho người khác;

– Chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết.

Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, do đó di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Vì vậy một người muốn định đoạt tài sản của mình bằng di chúc, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc. người lập di chúc có quyền để lại tài sản là di sản của mình cho bất cứ ai dựa trên tình cảm và ý chí của họ.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có hai hình thức của di chúc là di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Tại Điều 649 quy định:

“di chúc phải được thành lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng…”

Pháp nhân có quyền để lại di chúc không?

Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế có đề cập đến quyền để lại di chúc của cá nhân. Theo đó, người được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác là cá nhân.

Và quy định này cũng nêu rõ, người thừa kế không phải là cá nhân chỉ được quyền hưởng di sản theo di chúc mà không nằm trong các đối tượng được quyền lập di chúc để lại di sản cho người khác.

Đồng nghĩa, pháp nhân không phải đối tượng được quyền để lại di chúc mà chỉ được hưởng di sản theo di chúc.

Đồng thời, theo định nghĩa di chúc tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, luật cũng khẳng định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của pháp nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Các đối tượng được lập di chúc nêu tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:

– Người thành niên minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc.

– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc người này được lập di chúc.

Theo đó, chỉ có cá nhân mới có quyền lập di chúc để chia phần di sản của mình cho cá nhân, pháp nhân khác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay