NGUY CƠ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI THAM GIA SÀN GIAO DỊCH TIỀN ẢO, NGOẠI HỐI

Gần đây nhất, những vụ việc về các sàn giao dịch ngoại hối thường xuyên xuất hiện với tần suất cao trên các trang mạng, thông tin truyền thông đại chúng với những hình thức kêu gọi đầu tư bằng những lời kể “ chân thật” từ những người đã tham gia và “thành công” với những số tiền lợi nhuận lớn sau những lần đặt lệnh lên xuống trong sàn giao dịch. Những người tham gia các sàn giao dịch này là những người từ trẻ tuổi cho đến lớn tuổi với nhiều trình độ, học vấn khác nhau. Họ có thể là đã được đào tạo, đã được trao đổi những kiến thức được cho là “chuyên môn cao” để có thể tham gia những lần giao dịch để dễ dàng thắng lợi, từ đấy họ lại truyền đạt một cách dễ hiểu khác cho những người tham gia vào sau. Và dường như tất cả những người tham gia chưa nắm rõ những hành vi của mình đang vi phạm những quy định nào của pháp luật khi những vụ việc, những vấn đề sai phạm về sàn giao dịch ngày càng được phát hiện và bị pháp luật xử lý. Chúng ta cùng tìm hiểu những vi phạm khi tham gia sàn giao dịch này:

-Các khái niệm:

Chứng khoán phái sinh quốc tế: Các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở, có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại… hoặc cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất… Các sản phẩm này được niêm yết trên các sàn quốc tế. Forex (Foreign Exchange): mua/bán các cặp tiền tệ (EUR/USD, AUD/USD…) và kiếm lời dựa trên giá của các cặp tiền tệ này. Sàn giao dịch chứng khoán phái sinh quốc tế, forex đang hoạt động ở Việt Nam: Sàn trung gian, không được pháp luật Việt Nam công nhận. Tiền của nhà đầu tư không được chuyển thẳng vào sàn có cổ phiếu, hàng hóa niêm yết.

-Các hình thức tham gia như: Đầu tư tiền ảo theo mô hình đa cấp, Đầu tư siêu lợi nhuận với tiền ảo, Đầu tư tiền ảo với hình thức gọi vốn, hay mua tiền ảo để chờ thời cơ bán ra,…

Theo Khoản 1 Điều 28 và Khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 chỉ có ngân hàng, các tổ chức tín dụng được phép mới có thể kinh doanh ngoại tệ và cung ứng các dịch vụ ngoại hối. Về tiền ảo, ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo: “Tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Như vụ việc gần đây nhất khi Công an Hải Phòng “đánh sập” sàn giao dịch ngoại hối với quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng với rất nhiều cá nhân tham gia đã bị tóm gọn từ người thiết lập sàn đến những người tham gia giao dịch, và những người này sẽ phải chịu phạt vì đã có những hành vi vi phạm pháp luật từ những hình phạt thấp nhất cho đến cao nhất tùy theo sự vi phạm của mỗi cá nhân họ.

Những mức phạt có thể được áp dụng vào từng mức độ như sau đối với những cá nhân, chủ thể khi tham gia giao dịch ngoại hối hay tiền ảo:

Điều 23 Nghị định 88/2019 quy định về “ Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối” đối với những chủ thể tham gia giao dịch sẽ tùy vào từng trường hợp sẽ có những mức phạt vi phạm cụ thể từ cảnh cáo đến mức phạt cao nhất lên tới 250 triệu đồng cùng những hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 26 trong cùng Nghị định trên quy định về “ Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán” khi lấy tiền ảo làm công cụ thanh toán, giao dịch tiền ảo với mức phạt lên đến 200 triệu đồng cũng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đấy, theo quy định tại điểm g, khoản 1, điều 206 Bộ luật hình sự 2015 mà gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu thiệt hại lớn hơn tùy theo từng trường hợp sẽ áp dụng các khoản khác của điều này.

Và cũng kèm theo những thiệt hại khác và những tình tiết của từng trường hợp riêng biệt mà người chơi có thể chịu những hình phạt vi phạm khác theo những luật liên quan.

Do vậy, không chỉ có thể xảy ra những thiệt hại cho chính bản thân và những người thân xung quanh khi tham gia kinh doanh, giao dịch ngoại hối, tiền ảo khi sàn giao dịch gặp rủi ro mà còn có thể đưa chính bản thân mình vào những “vòng xoáy pháp luật”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay