NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC VÀ LÀM CHỦ HÀNH VI

Trong lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác có liên quan tới dân sự thì việc xác định người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi là vô cùng cần thiết để đánh giá điều kiện chủ thể tham gia quan hệ. Vậy thế nào là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi?

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là gì?

Theo khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, cụ thể như sau: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, do tình trạng thể chất và tinh thần mà không đủ khăn năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Tình trạng thể chất hoặc tinh thần dẫn đến không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi có thể là trường hợp cá nhân bất chợt bị tâm thần nhưng chưa đến mức không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình (Ví dụ: Người mắc bệnh Down); người bị tai nạn phải nằm điều trị lâu ngày trong bệnh viện và theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan, trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khác với người mất năng lực hành vi dân sự. Vì người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng để nhận thức và hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để hiểu và làm chủ được hành vi của mình. Trong khi đó, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi không mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, một phần nào đó họ vẫn hiểu, nhận thực được hành vi của mình nhưng không đầy đủ như người bình thường.

Giải Pháp CRM Tăng Trưởng Từ HubSpot - Năng Lực Cốt Lõi Cho Doanh Nghiệp Lớn Mạnh

Khi nào thì một người được xác định là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?

Một người chỉ bị coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi người này bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, quyết định của Tòa án là căn cứ, cơ sở để xác định một người có phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không.

Theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thẩm quyền của Tòa án:

Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Việc quyết định một người có khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định tại Điều 378 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

– Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Trong quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Tòa án phải xác định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

– Trong quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án phải chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay