MUA BÁN THƯƠNG HIỆU

Ngày nay, khi nhìn vào thực tế của các thương hiệu nước ngoài nổi tiếng có mặt trên thị trường Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra sự sôi động của việc mua bán thương hiệu.

Mua thương hiệu là gì?

Theo tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, thương hiệu được biết đến là một dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) có tính đặc biệt nhằm nhận biết 1 sản phẩm được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức nào đó.

Thương hiệu nổi tiếng là thương hiệu nhận được nhiều người biết đến, có được niềm tin của khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu ấy đại diện. Thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng nhận biết trên thị trường. Do vậy, thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Mua thương hiệu được xem là hoạt động của người có nhu cầu mua lại thương hiệu từ chủ sở hữu thương hiệu, mục đích của việc mua thương hiệu này chính là tìm kiếm lợi nhuận mà thương hiệu mang lại. Giá mua bán do các bên trong hợp đồng tiến hành thỏa thuận để thu về lợi ích vật chất nhất định.

Nhượng quyền thương hiệu là gì? Những lưu ý cơ bản khi nhượng quyền thương hiệu

Điều kiện mua thương hiệu

Để có thể mua thương hiệu, hai bên mua và bán cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Đối với người mua thương hiệu chỉ có thể mua thương hiệu khi thương hiệu đó đã được đăng ký thương hiệu.

– Việc mua bán thương hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc, tên thương mại hoặc các nhãn hiệu liên kết của Công ty đối với hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu đó.

– Quyền đối với thương hiệu chỉ được bán cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký thương hiệu đó.

Nội dung của hợp đồng mua thương hiệu

Để có thể hạn chế được những rủi ro pháp lý sau khi mua bán thương hiệu, cả bên bán và bên mua đều cần phải đặc biệt quan tâm tới nội dung của hợp đồng mua bán. Tránh những lỗ hổng để sau này gặp bất lợi cho việc kinh doanh cũng như việc sử dụng thương hiệu. Về cơ bản, nội dung của hợp đồng mua thương hiệu bao gồm các nội dung bắt buộc sau:

– Thông tin pháp lý cá nhân, tổ chúc của bên bán và bên mua thương hiệu như tên, địa chỉ, trụ sở,…;

– Căn cứ bán thương hiệu;

– Giá bán thương hiệu;

– Quyền và nghĩa vụ của bên bán thương hiệu và bên mua thương hiệu;

– Thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có);

– Ngày tháng năm của hợp đồng;

– Chữ ký của bên mua thương hiệu và bên bán thương hiệu;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay