Một số kiến thức cơ bản trong vụ án hình sự

Văn phòng Luật sư Kết Nối tư vấn một số kiến thức cơ bản trong vụ án hình sự.

Không ai trong số chúng ta mong muốn việc vi phạm pháp luật hình sự dẫn tới việc bị các cơ quan tiến hành tố tụng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án khởi tố, truy tố, xét xử về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Hậu quả trong các vụ án hình sự có thể bị xử lý: tạm giam, tạm giữ, phạt tù, án treo, tù chung thân, tử hình hoặc các biện pháp xử lý hành chính, bổ sung, phạt tiền khác. Tuy nhiên, thực tế khi chúng ta hoặc người nhà chúng ta mắc phải thì thường xảy ra tình trạng lúng túng, không biết giải quyết ra sao, hoảng sợ về tinh thần dẫn tới việc tốn kém cả về vật chất, thời gian, tinh thần. Có rất nhiều trường hợp, chỉ có giấy mời của cơ quan điều tra lên làm việc đã bị tâm lý hoảng loạn, lo sợ, mất ăn, mất ngủ, thậm chí bỏ trốn, bất hợp tác với cơ quan điều tra.

Luật Kết Nối đưa ra một số điểm lưu ý, kiến thức cơ bản khi có chúng ta, người nhà có dính líu tới vấn đề hình sự, để chúng ta nắm rõ, hiểu được quy định cụ thể về giải quyết các vụ án hình sự:

1/ “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật.” Quy định tại Điều 9 Bộ Luật tố tụng hình sự. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị can chưa bị coi là có tội và chưa phải chịu hình phạt. Việc có tội hay không có tội cũng phải qua cả quá trình xác minh, điều tra, làm rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm.

2/  “Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” Quy định tại Điều 6 của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp không phải là phạm tội quả tang thì cơ quan điều tra chỉ được bắt người khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát. Các trường hợp khác cơ quan điều tra chỉ là mời, triệu tập đương sự lên làm việc, hợp tác, cung cấp thông tin sự việc.

3/ “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc chứng minh mình vô tội.” Quy định tại điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu như các có giấy triệu tập, giấy mời lên làm việc thì đương sự không có nghĩa vụ chứng minh hoặc đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội. Chúng ta chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin, khai báo đúng sự thật để cơ quan điều tra xác định rõ sự thật khách quan của vụ án

4/ “Thời hạn tạm giữ không quá ba ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt” Quy định tại điều 87 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, thời hạn tạm giữ còn được gia hạn 2 lần, mỗi lần 3 ngày. Tổng thời gian tạm giữ không quá 9 ngày. Điều này dẫn tới hệ quả đó là kết thúc thời gian tạm giữ 9 ngày thì cơ quan điều tra buộc phải thả nghi can ra hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn khác như tạm gia (tức là đã có quyết định khởi tố vụ án)

5/ Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ Luật hình sự cụ thể: Từ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Từ 14 tuổi đến 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý (khung hình phạt đến 15 năm tù) và tội đặc biệt nghiêm trọng (khung hình phạt đến 20 năm, chung thân, tử hình).

6/ Trong các vụ án hình sự cũng có các khái niệm về đồng phạm, nhân chứng, người bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phù hợp với từng hành vi, vai trò cụ thể của đương sự.

7/ Nếu đương sự bị xác định là bị can/bị cáo thì tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hành vi cụ thể, thiệt hại, đối tượng xâm phạm, chủ thể …có thể xem xét giải quyết theo các hướng sau:

– Hành vi có tội hay không có tội, có oan sai hay không?

– Hành vi đó phạm tội gì? Thuộc loại tội nào?

– Mức độ phạm tội thuộc khung, khoản nào?

– Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ ảnh hưởng tới việc quyết định hình phạt.

Để có các kiến thức cụ thể, phòng tránh các rủi ro, hạn chế thiệt hại thì đương sự trong các vụ án hình sự nên đến các trung tâm trợ giúp pháp lý, Luật sư để được tư vấn cụ thể, nắm rõ quy định pháp luật và xem xét điều kiện, hoàn cảnh, hành vi của mình trong vụ án đó để xem xét vai trò, quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình trong vụ án.

Một số điều lưu ý trong vụ án hình sự
Văn phòng Luật sư Kết Nối tư vấn một số điều lưu ý trong vụ án hình sự

Luật Kết Nối nhận tư vấn một số kiến thức cơ bản Luật Hình sự, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ KẾT NỐI – CONNECT LAW FIRM

Địa chỉ trụ sở: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội

VPGD: Số 9, Lô 4B Vũ Phạm Hàm, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: L14-08B, lầu 14, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn,
phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Chi nhánh tại Miền Tây: Số 85/2 đường Trần Phú, Khóm 4, phường 7,
thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Đại diện: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng                   Chức vụ: Trưởng Văn phòng

Điện thoại: 04. 321 234 60   –   090.2199.090 – Email: lsu.hung@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay