LỢI ÍCH KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường thực hiện thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác định tư cách pháp lý cho doanh nghiệp và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp có sự bảo hộ của Nhà nước và pháp luật. Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Người không có quốc tịch có được thành lập doanh nghiệp?

Lợi ích khi thành lập doanh nghiệp?

Kinh doanh hợp pháp, được nhà nước cho phép, được pháp luật bảo vệ

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định được quy định cụ thể trong pháp luật. Chính bởi vậy, việc thành lập doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp ấy chứng minh được hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp, được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, nếu như có bất kỳ xâm phạm nào xảy ra thì sẽ được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, tạo được sự yên tâm cho đối tác và khách hàng

Thành lập doanh nghiệp sẽ khiến một tổ chức có tư cách pháp nhân. Khi đó, doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp, mã số thuế, và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được Nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp để thực hiện các chức năng kinh doanh với các ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, tạo nên sự an tâm cho khách hàng và đối tác khi tiến hành thực hiện ký kết hợp đồng với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp còn có con dấu riêng, ký kết các hợp đồng mua bán, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng

Khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có cho mình con dấu riêng, dùng trong các hợp đồng mua bán. Đây được xem là công cụ để doanh nghiệp sử dụng xác nhận các văn bản, giấy tờ do mình phát hành. Từ đó khẳng định được giá trị pháp lý của các văn bản, giấy tờ được đóng dấu. Trong trường hợp không có con dấu thì giao dịch thực hiện không được đảm bảo, nói cách khác là các hợp đồng ký kết sẽ vô hiệu.

Doanh nghiệp được phép xuất hóa đơn công ty

Để được xuất hóa đơn công ty, bắt buộc doanh nghiệp ấy phải được đăng ký thành lập, đây là việc sẽ không thể thực hiện với vai trò là cá nhân. Với mục đích minh bạch các khoản chi phí liên quan khi khách hàng có yêu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc xuất hóa đơn công ty sẽ khiến cho khách hàng ưu tiên sử dụng hàng hóa hay dịch vụ của một doanh nghiệp.

Khả năng thu hút và huy động vốn linh hoạt hơn

Một trong những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp là khả năng huy động vốn dễ dàng hơn. Trong những trường hợp nhận thấy cần thiết hoặc doanh nghiệp là một đối tượng có tiềm năng thì các cá nhân, tổ chức sẽ có nhu cầu tham gia góp vốn cùng thành lập doanh nghiệp. Thủ tục góp vốn này được pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể. Vì vậy, việc góp vốn vào các doanh nghiệp cũng là hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận.  Các cá nhân có thể an tâm khi được pháp luật đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ sau khi tiến hành góp vốn vào doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp rõ ràng và minh bạch

Một doanh nghiệp được thành lập và phát triển có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng và minh bạch. Các quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông tham gia góp vốn, và các chức danh quản lý trong doanh nghiệp được quy định chi tiết trong Luật Doanh nghiệp.  Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài sản, có tên riêng, trụ sở giao dịch và có dấu tròn pháp nhân.

Bên cạnh những lợi ích khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp cũng cần phải đối mặt với một số điểm hạn chế như sau:

Về nghĩa vụ phải thực hiện khi trở thành doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tiến hành việc kê khai báo cáo thuế định kỳ hàng quý, hàng năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Ngoài những khoản thuế cơ bản như thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng hộ thuế thu nhập cá nhân cho người lao động,… Doanh nghiệp có thể cần phải đóng các khoản thuế về bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ,.. đối với những ngành nghề kinh doanh có tính đặc thù riêng.

Tất cả quá trình hoạt động của doanh nghiệp phải đặt dưới sự kiểm soát của các cơ quan chức năng nhà nước như: Cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay