Hiện nay, sản xuất kinh doanh thực phẩm, nước uống đóng chai, rau củ, giết mổ gia súc, gia cầm….là những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Để việc sản xuất, kinh doanh đảm bảo tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm như sau:
1. Căn cứ pháp lý về giấy phép an toàn thực phẩm
– Luật số: 55/2010/QH12 Luật an toàn thực phẩm 2010
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP; quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
2. Các trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Hiện nay, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, cơ sở giết mổ… phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ các cơ sở sau:
– Các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
– Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
– Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ;
– Cơ sở Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
– Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
– Cở sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
– Các nhà hàng trong khách sạn;
– Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố;
– Các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận sau: Giấy chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP), Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực…..
3. Thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thực phẩm chức năng… thì thẩm quyền cấp giấy phép ATVSTP là Bộ Y tế
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói như: bánh kẹo, nước giải khát, đồ hộp.. thì thẩm quyền cấp giấy phép ATVSTP là Bộ công thương
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng về nông sản như: rau củ quả, cơ sở sản giết mổ gia súc gia cầm thì thẩm quyền quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
4. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào công suất và loại hình cụ thể như trên.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày;
Bước 3: Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ thành lập Đoàn thẩm định thực để thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thực tế tại cơ sở, kết quả của việc thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không Đạt”;
Bước 4: Nếu sau khi thẩm định kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt” thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong vòng 07 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP (Theo mẫu).
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm ( Bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của chủ cơ sở).
– 01 bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
– 01 bản vẽ mô tả sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
– 01 bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
– Giấy cam kết của chủ cơ sở xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; (Kèm theo danh sách của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh)
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (Bản sao công chứng hoặc bản sao có xác nhận của chủ cơ sở)
Từ 20/10/2018, mức xử phạt đối với cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP không còn là từ 500.000 đồng -1 triệu đồng nữa, mà là 20triệu đồng – 30triệu đồng. Đó là bởi vì thực phẩm, đồ uống là thứ đi thẳng vào cơ thể con người trong khi nạn thực phẩm bẩn tràn lan đến mức báo động…
Cùng với việc sẽ mạnh tay xử lý vi phạm hành chính để có tính răn đe thì việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP ngày càng chặt chẽ hơn nữa. Với kinh nghiệp nhiều năm trong lĩnh vực cấp giấy phép con cùng đội ngũ chuyên viên tận tình.
Luật Kết Nối rất mong các thông tin trên sẽ giúp ích được cho Qúy khách hàng trong quá trình đầu tư, vận hành các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống…
Chúng tôi luôn mong nhận được sự tin tưởng và hợp tác từ Qúy khách hàng!
>>Xem thêm :
- Quy định về xử phạt đối với cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP
- Quy trình xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng ăn uống