ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Đi cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu kinh doanh cũng ngày một tăng cao. Đứng trước thực tiễn đó, việc đăng ký doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh cũng đã và đã trở thành mối quan tâm cho rất nhiều chủ thể có mong muốn hoạt động doanh nghiệp.

Đăng ký doanh nghiệp là gì?

Đăng ký doanh nghiệp được xem là quá trình pháp lý quan trọng trong việc thành lập và xác lập sự tồn tại của một doanh nghiệp một cách hợp pháp. Quá trình này đóng vai trò xác định những thông tin liên quan mật thiết đến doanh nghiệp đã được đăng ký.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có thể hiểu đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp tiến hành đăng ký những thông tin về doanh nghiệp mà mình dự kiến thành lập, doanh nghiệp khi đã đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm các hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Tại Nghị định này, nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp cũng đã được quy định, cụ thể: doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai những thông tin cần thiết về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan có thẩm quyền không được gây khó dễ tới tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp không được phép ban hành thêm các quy định, văn bản về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình.       NEW] Doanh nghiệp bao gồm mấy đơn vị kinh doanh?

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp mà các yêu cầu về giấy tờ trong hồ sơ cũng có sự khác nhau cơ bản, nhưng thông thường hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân: Đối với công dân Việt Nam: có một trong 03 giấy tờ là Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam (phải có hiệu lực); Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực;

– Điều lệ doanh nghiệp đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu; công ty cổ phần;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần.

– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn 01 trong 03 phương thức đăng ký doanh nghiệp được quy định trong luật đó là: Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được hiểu là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng văn bản giấy. Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Nhìn chung, thủ tục đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và kiểm tra, đối chiếu lại thông tin để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ ràng bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành ghi tất cả những yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối đăng ký tại thông báo đó.

Bước 3: Sau khi hồ sơ hợp lệ được phê duyệt sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện việc thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo thời hạn quy định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay