Khách hàng đặt câu hỏi: Bố tôi mất năm 2021, có để lại 2 bản di chúc khác nhau, nhưng không ghi rõ ngày tháng tại 2 bản di chúc này nên không thể xác định được đâu là bản di chúc cuối cùng. Anh em chúng tôi xảy ra mâu thuẫn thì sẽ giải quyết như thế nào?
Văn phòng luật sư Kết Nối trả lời: Căn cứ điều 630 Bộ luật dân sự quy định: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Căn cứ theo điều 631 Bộ luật dân sự quy định Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc. Như vậy, nếu không có căn cứ xác định được ngày, tháng, năm lập di chúc thì cả hai bản di chúc đều bị vô hiệu, không có giá trị pháp luật.
“Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.”
Trường hợp các bên phát sinh tranh chấp có thể khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu tuyên bố di chúc vô hiệu đồng thời yêu cầu giải quyết tranh chấp theo pháp luật. Các bên có thể lựa chọn việc hòa giải khi chia thừa kế có tính đến các yếu tố như ý chí của người để lại tài sản, công sức các bên, kỉ phần bắt buộc để làm cơ sở hòa giải. Việc hòa giải là cách tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn về việc chia thừa kế. Nếu các bên không hòa giải được thì tòa án sẽ căn cứ quy định pháp luật để chia thừa kế.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này bạn hãy liên hệ đến số hotline của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chi tiết cho bạn.
Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội
VPGD: 41-43 ngõ 119, Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560
Mail: info@luatketnoi.vn