CHỦ THỂ NÀO CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT?

Quyền đăng ký nhãn hiệu là một quyền cơ bản của công dân, nhưng không phải bất kỳ chủ thể nào cũng được Nhà nước trao quyền này. Nhằm đảm bảo sự có hiệu quả cũng như thuận tiện trong quá trình quản lý giám sát, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu có giới hạn nhất định. Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật?

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là một phương thức giúp công bố nhãn hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với nhãn hiệu. Nhờ đó, khách hàng có thể nhận diện được nhãn hiệu của doanh nghiệp với những nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức khác.

Quyền đăng ký nhãn hiệu là quyền của tổ chức, các nhận có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật

Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019, 2022). Cụ thể như sau:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022) , kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Như vậy, những đối tượng được liệt kê theo quy định trên sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xem xét và xử lý hồ sơ theo quy trình thẩm định. Việc thẩm định bao gồm các nội dung như sau:

  • Đánh giá sự phù hợp của đối tượng nêu trong đơn với loại văn bằng bảo hộ yêu cầu được cấp;
  • Đánh giá đối tượng theo từng điều kiện bảo hộ;
  • Kiểm tra nguyên tắc nộp đơn đầu tiên;
  • Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, việc đánh giá được tiến hành lần lượt từng thành phần của nhãn hiệu đối với từng hàng hóa, dịch vụ nêu trong danh mục hàng hóa, dịch vụ.

– Thực hiện việc cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn 2-3 tháng tính từ ngày nộp lệ phí cấp bằng. Văn bằng sẽ có hiệu lực sử dụng trong thời gian 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp được phép gia hạn văn bằng khi hết hạn 10 năm và số lần gia hạn không hạn chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay