CHIA TÀI SẢN KHI HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Kết hôn trái pháp luật, chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật như thế nào?

Kết hôn trái pháp luật là gì?

Khái niệm

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ xác lập quan hệ vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Do đó, việc hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ căn cứ theo trường hợp vi phạm tại điều kiện kết hôn quy định Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Điều kiện kết hôn

Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bao gồm:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật?

Chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự sẽ có quyền sau:

– Tự mình yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm điều kiện tự nguyện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

– Đề nghị cá nhân, tổ chức có quyền tiến hành yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm điều kiện tự nguyện trong quan hệ hôn nhân gia đình.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức 

– Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Khi hủy kết hôn trái pháp luật thì hai bên nam và nữ sẽ chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Các quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Chia tài sản khi hủy kết hôn trái pháp luật như thế nào?

Quy định về nguyên tắc giải quyết

Theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì tiến hành giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải không được trái với pháp luật, ưu tiên việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, con cái. Các công việc mang tính chất nội trợ và công việc khác có liên quan đến công việc nội trợ nhằm mục đích duy trì hoạt động bình thường trong đời sống chung thì đều được coi như lao động có thu nhập.

Theo đó, tài sản của hai vợ chồng bị hủy việc kết hôn do trái pháp luật sẽ được phân chia theo thỏa thuận của hai bên, nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các có liên quan. Nghĩa là, khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy, pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên trước tiên. Chỉ khi trong trường hợp cả hai bên không thể thỏa thuận được về tài sản thì mới khởi kiện ra Tòa án để chia.

Nguyên tắc chia tài sản trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật

– Tài sản riêng thì sẽ không chia, thuộc về người sở hữu tài sản đó. Nếu không có căn cứ chứng minh tài sản là tài sản riêng thì sẽ xác định là tài sản chung.

– Đối với tài sản chung, căn cứ vào công sức đóng góp xây dựng tài sản để chia cho các bên. Ai có đóng góp nhiều hơn thì được chia nhiều hơn, ai có đóng góp ít hơn thì nhận lại phần tài sản tương ứng.

Chỉ khi việc chia tài sản chung cả hai bên không thống nhất ý kiến, không tiến hành thỏa thuận được thì một trong hai bên có thể thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia tài sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay