CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Đăng ký kinh doanh là việc làm mà pháp luật quy định đối với những cá nhân, tổ chức muốn thực hiện việc kinh doanh. Theo đó, để có thể bắt đầu việc kinh doanh của mình, cá nhân, tổ chức buộc phải thực hiện thủ tục xin phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đăng ký kinh doanh khi nào? Các trường hợp phải đăng ký kinh doanh luôn là nỗi băn khoăn đối với những chủ thể muốn bắt đầu việc kinh doanh của mình.

Đăng ký kinh doanh là gì?

Đăng ký kinh doanh là việc các chủ thể được phép hoạt động kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp phép cho hoạt động kinh doanh của mình theo quy định pháp luật (một cách hợp pháp). Hay nói cách khác đăn ký kinh doanh là sự ghi nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.

Như vậy, thông qua hoạt động đăng ký kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nhà nước thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình.

Tại sao cần phải đăng ký kinh doanh? 

Giấy phép kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể như sau:

  • Thể hiện sự đảm bảo của pháp luật: các tổ chức, doanh nghiệp được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đều có hoạt động công khai, hợp pháp. Đơn vị này có thể thuận lợi xin cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan khi muốn mở rộng doanh nghiệp tại thị trường trong nước và quốc tế.
  • Tạo dựng lòng tin của khách hàng: trách nhiệm của doanh nghiệp được nâng cao khi hoạt động kinh doanh tại đó hợp pháp. Điều này còn đảm bảo với người tiêu dùng rằng sản phẩm của doanh nghiệp an toàn và dịch vụ chất lượng. Khách hàng có căn cứ tin tưởng và trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm đó.
  • Tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư: khi cần huy động vốn cho các hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư là đối tượng phù hợp. Giấy phép đăng ký kinh doanh nhằm đảm bảo rằng tiền của họ không dành cho các hoạt động phi pháp, rủi ro pháp lý cao.

Ngành nghề nào không cần đăng ký kinh doanh

Theo quy định được nêu rõ tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ không cần đăng ký kinh doanh, cụ thể:

  • Bán hàng rong, buôn bán vặt, quà vặt, các hoạt động không có địa điểm cố định bao gồm cả hoạt động giao nhận, bán sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm.
  • Buôn chuyến, hoạt động vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo chuyến và cũng không cố định địa điểm.
  • Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, vẽ tranh dạo, chụp ảnh dạo.
  • Các hoạt động thương mại độc lập.
  • Kinh doanh lưu động, hoạt động không có địa điểm cố định.

Ngành nghề nào bắt buộc có đăng ký kinh doanh  

Các ngành nghề do hộ kinh doanh quản lý đề cần phải đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:

  • Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối thuộc một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật đầu tư 2020 .
  • Hộ kinh doanh cố định tại 1 địa điểm, sử dụng từ 10 nhân viên trở lên và chủ hộ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có đầy đủ hành vi năng lực dân sự đại diện pháp lý.

Ngoài ra các ngành nghề khác bắt buộc phải đăng ký kinh doanh như hoạt động cung ứng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; hoạt động sản xuất, chế biến như công nghệ thực phẩm; hoạt động thương mại. Tất cả các hoạt động này đều trực thuộc doanh nghiệp nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cho đơn vị đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay