A đánh B gây thương tích 2% (không dùng hung khí – chỉ đánh chân tay). B nằm viện điều trị 1 tuần hết 100tr. Các bên đã không tự thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thiệt hại nên B đến gặp luật sư nhờ tư vấn và giải quyết buộc A phải bồi thường cho B?
Trả lời:
Qua tìm hiểu các thông tin do Quý khách hàng cung cấp, Văn phòng Luật sư Kết Nối tư vấn, hỗ trợ, giải quyết việc yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng do hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe cho người khác như sau:
1/ Các căn cứ pháp lý giải quyết việc bồi thường thiệt hại:
Về mặt quy định trách nhiệm hình sự thì hành vi A đánh B gây thương tích 2% (không dùng hung khí – chỉ đánh chân tay) thì chưa phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Tuy nhiên, về trách nhiệm bồi thường dân sự A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu B có yêu cầu.
+ Căn cứ theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
+ Các chi phí bồi thường thiệt hại được áp dụng theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
2/ Văn phòng Luật sư Kết Nối tư vấn phương hướng giải quyết như sau:
+ Tư vấn cho B thu thập các tài liệu, hóa đơn, chứng từ các chứng cứ chứng minh số tiền thiệt hại là 100tr đồng để có căn cứ giải quyết;
+ Thương lượng, hòa giải giữa hai bên để làm rõ số tiền bồi thường thiệt hại và yêu cầu A có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định pháp luật;
+ Nếu A không tự nguyện bồi thường thì có thể hướng dẫn B khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Để được Văn phòng Luật sư Kết Nối tư tư vấn, hỗ trợ, giải quyết việc yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng do hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe cho người khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ KẾT NỐI – CONNECT LAW FIRM
Địa chỉ trụ sở: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Quận Long Biên, Thành Phố Hà Nội
VPGD: Số 9, Lô 4B Vũ Phạm Hàm, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: L14-08B, lầu 14, tòa nhà Vincom, 72 Lê Thánh Tôn,
phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Miền Tây: Số 85/2 đường Trần Phú, Khóm 4, phường 7,
thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Đại diện: Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng Chức vụ: Trưởng Văn phòng
Điện thoại: 04. 321 234 60 – 090.2199.090 – Email: lsu.hung@gmail.com