BỐ ĐỂ LẠI DI SẢN NHƯNG CHÚ QUẢN LÝ SỬ DỤNG THÌ CON CÓ QUYỀN ĐÒI LẠI DI SẢN THỪA KẾ?

Khách hàng đặt câu hỏi: Bố, mẹ tôi mất trước năm 1990, có chia tài sản cho các anh chị em. Tuy nhiên, trong khối tài sản đó đang có một chú ruột nắm giữ một mảnh đất và đã kê khai cấp sổ đỏ đứng tên họ. Vậy các anh chị em tôi có quyền đòi lại tài sản này không?

Văn phòng luật sư Kết Nối trả lời: Căn cứ điều 623 Bộ luật dân sự quy định về thời hiệu chia thừa kế Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu.

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

Và căn cứ điều 236 Bộ luật dân sự quy định: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu.

Điều 236. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Như vậy, nếu chứng minh được người chú đã quản lý, sử dụng thửa đất trên 30 năm thì mảnh đất này sẽ thuộc về người chú, đương nhiên các bạn sẽ không thể đòi lại để chia thừa kế được. Tuy nhiên, nếu như bạn chứng minh được thời điểm quản lý chưa đủ 30 năm thì các bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tài sản để chia theo quy định của pháp luật.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này bạn hãy liên hệ đến số hotline của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí chi tiết cho bạn.

Văn Phòng Luật Sư Kết Nối

Trụ sở chính: 53/53 Vũ Xuân Thiều, Phường Sài Đồng, Quận Long Biên, TP Hà Nội

VPGD: 41-43 ngõ 119, Hồ Đắc Di, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0902 19 9090 / 0982 06 8560

Mail: info@luatketnoi.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay