Bệnh tự kỷ có được hưởng trợ cấp xã hội không ?

Hỏi

Gia đình tôi có một người con bị tự kỷ.  Cháu năm nay 7 tuổi nhưng nói chưa được nhiều. Cháu không có khả năng kiểm soát hành vi, cảm xúc của mình. Hiện nay cháu chưa đi học được. Tôi muốn hỏi cháu có được trợ cấp gì không? Hồ sơ thủ tục như thế nào?

Trà lời

Văn phòng Luật sư Kết Nối trả lời bạn như sau:

 1/ Tự kỷ cũng được đánh giá là một dạng khuyết tật căn cứ theo điều 2 NĐ 28-2012/NĐ-CP quy định: 

    “ 1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

  1. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
  2. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
  3. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
  4. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
  5. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”

Mức trợ cấp căn cứ vào mức độ khuyết tật của người khuyết tật được quy định tại điều 3 NĐ 2/-2012/NĐ-CP:

“Điều 3. Mức độ khuyết tật

  1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
  2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
  3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

2/ Trình tự xin xác nhận mức độ khuyết tật như sau:

Căn cứ điều 18 Luật người khuyết tật thì:

2.1 Khi gia đình có nhu cầu xác nhận mức độ khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp gửi đơn lên Ủy ban nhân xã, phường nơi người khuyết tât cư trú.

2.2 Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác nhận mức độ khuyết tật thì Chủ tịch UBND cấp xã/ phường phải có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật và gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật về cho người khuyết tật  hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2.3 Hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật gồm:

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập.

Hội đồng xác định mức độ khuyết tật bao gồm các thành viên sau đây: Chủ tịch UBND xã phường, Trạm trưởng trạm y tế xã phường; Công chức cấp xã phường phụ trách công tác thương binh và xã hội, Đại diện của UB Mặt trận Tổ Quốc hoặc Hội Phụ nữ, Đoàn thanh nhiên, người đứng đầu tổ chức của người khuyết tật xã, phường.

Việc xác nhận mức độ khuyết tật được thực hiện bằng phương pháp trực tiếp thông qua các thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và các phương pháp đơn giản khác để kết luật mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật.

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, lấy ý kiến biểu quyết theo đa số. Nếu số phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của chủ tịch hội đồng.

Sau khi có quyết có quyết định của hội đồng thẩm định thì trong vòng 05 ngày làm việc thì Chủ tịch UBND xã phường phải niêm yết công khai kết quả và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Đặc biệt, đối với các trường hợp như:

Hội đồng giám định mức độ khuyết tật không đánh giá được mức độ khuyết tật của người khuyết tật

Người khuyết tật hoặc người giám hộ hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luật của hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật

Có bằng chứng về việc hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật có đánh giá không khách quan

THÌ: các trường hợp này cần Hội đồng y khoa giám định

3. . Mức trợ cấp hàng tháng căn cứ: điều 16 NĐ 2/-2012/NĐ-CP)

“1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:

a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;

d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.

4. Hồ sơ đề nghị trợ cấp cho người khuyết tật

Căn cứ điều 20 NĐ 28/2012/NĐ-CP

“a) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

b) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

c) Bản sao Sổ hộ khẩu;

d) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

đ) Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

e) Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

5. Cơ quan giải quyết hồ sơ và thời gian giải quyết hồ sơ:

Căn cứ điều 21 NĐ 28 /2012/NĐ- CP

5.1 Nơi nộp hồ sơ:

Ủy ban nhân dân xã, phường

5.2 Thời hạn giải quyết hồ sơ:

a). Trong thời hạn 15 ngày làm việc UBND xã phường phải tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở UBND xã, phường và thông báo trên các thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày

b) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.

c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc;

d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

6/ Minh họa về mức trợ cấp:

Giả sử bé nhà bạn được Hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật xác nhận có mức khuyết tật là nặng thì:

Mức chuẩn trợ cấp xã hội chuẩn theo NĐ 136/2013/NĐ là 270.000 đồng

Mức trợ cấp của bé hàng tháng sẽ là: 2.x 270.000 =540.000 đồng

Trân Trọng !

>> Xem thêm :Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho người khuyết tật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay