Lao động nước ngoài có thể hiểu đơn giản là công dân của một nước làm việc tại một nước khác, tuân thủ theo quy định pháp luật lao động của nước đó. Vậy tại Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại nước ta thì cần trải qua thủ tục cấp phép như thế nào?
Người lao động nước ngoài là gì?
Các văn bản pháp luật Quốc tế không sử dụng thuật ngữ “lao động nước ngoài” mà chỉ sử dụng thuật ngữ pháp lý tương đương là “lao động di trú”. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lao động di trú là khái niệm chỉ một người di trú từ một nước này sang một nước khác để làm việc vì lợi ích của chính mình. Dấu hiệu nhận biết lao động di trú ở đây dựa trên những khác biệt về lãnh thổ, biên giới quốc gia. Là việc di chuyển của người lao động từ quốc gia mà họ mang quốc tịch này sang quốc gia họ không mang quốc tịch.
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 151 Bộ luật lao động 2019 thì Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bước 1: Công ty, tổ chức xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài
Doanh nghiệp nộp Mẫu số 01 – Đăng ký nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 01/PLI. Người sử dụng lao động nộp trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài tại Sở lao Lao Động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố hoặc Nộp giấy phép lao động trực tuyến trên cổng thông tin điện tử dịch vụ công quốc gia về việc làm.
Thời hạn trả kết quả Đăng ký nhu cầu sử dụng lao động là 10 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Hồ sơ công ty, tổ chức cần chuẩn bị xin giấy phép làm việc cho người nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI
- Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài đã được cấp.
- 01 bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ người lao động nước ngoài cần chuẩn bị
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế trong thời hạn 12 tháng.
- Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam được cấp không quá 06 tháng.
- 01 bản sao chứng thực tất cả các trang hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
- Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên (Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài …).
Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Hà Nội
– Nộp hồ sơ tại Cục Việc Làm.
– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hà Nội.
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội.
Thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Thành phố Hồ Chí Minh
– Trường hợp doanh nghiệp/tổ chức nằm ở các quận, huyện (ngoài khu công nghiệp) nộp hồ sở xin cấp giấy phép lao động tại Sở lao động – Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh
– Trường hợp doanh nghiệp, tổ chứ có trụ sở sản xuất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp, chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh.
Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.
– Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở
– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
– Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Thủ tục nộp hồ sơ giấy phép lao động tại các tỉnh thành phố khác
– Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở
– Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).
– Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm – Bộ lao động – Thương binh và xã hội.
Bước 4: Trả kết quả
Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng hoặc nộp trực tiếp thời hạn trả kết quả là 05 ngày làm việc. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.