THỜI ĐIỂM THÔNG QUA BIÊN BẢN HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG LÀ KHI NÀO?

Đại hội đồng cổ đông được xem là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng và quản lý hoạt động của công ty thông qua buổi quyết trong cuộc họp. Khi tổ chức các cuộc họp đều phải được ghi nhận bằng các biên bản họp. Vậy Thời điểm thông qua Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông là khi nào?

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông gồm những nội dung nào?

Căn cứ quy định tại Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

– Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

– Chương trình và nội dung cuộc họp;

– Họ, tên chủ tọa và thư ký;

– Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

– Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

– Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

– Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

– Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung nêu trên. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

Như vậy, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông chỉ cần chữ ký của chủ tọa và thư ký, trường hợp chủ tọa và thư ký không ký thì phải cần chữ ký của tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp. Vậy không có quy định nào yêu cầu tất cả các cổ đông tham gia cuộc họp phải ký tên trên biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

Một số yêu cầu khác đối với biên bản họp Đại hội đồng cổ đông

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.

– Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.

– Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.

– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Như vậy, Biên bản Đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua trước khi kết thúc phiên họp.

Thể thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

– Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;

– Chương trình và nội dung họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

– Chủ tọa có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết và hợp lý để điều hành cuộc họp một cách có trật tự, đúng theo chương trình đã được thông qua và phản ánh được mong muốn của đa số người dự họp;

– Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình. Việc biểu quyết được tiến hành bằng biểu quyết tán thành, không tán thành và không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ tọa công bố ngay trước khi bế mạc cuộc họp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

– Cổ đông hoặc người được ủy quyền dự họp đến sau khi cuộc họp đã khai mạc vẫn được đăng ký và có quyền tham gia biểu quyết ngay sau khi đăng ký; trong trường hợp này, hiệu lực của những nội dung đã được biểu quyết trước đó không thay đổi.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi Thời điểm thông qua Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông là khi nào? Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ hotline: 0902199090- 0982068560! Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay