Hiện nay, trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế đang được đẩy mạnh và ngày càng phát triển. Đầu tư quốc tế vừa đem lại lợi ích cho quốc gia đầu tư và cả quốc gia tiếp nhận đầu tư. Khi nhắc đến dầu tư quốc tế, thuật ngữ “vốn FDI” được đề cập rất nhiều.
FDI là gì?
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới thì FDI được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mối quan hệ giữa nước thu hút đầu tư và chủ đầu tư. Trong đó nước đầu tư sẽ sở hữu tài sản và có quyền quản lý số tài sản đó từ nước thu hút đầu tư.
Nói tóm lại thì FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài. Còn về phía thu hút đầu tư có thể là 1 quốc gia hoặc 1 doanh nghiệp cụ thể nào đó.
Bản chất của FDI
Bản chất của FDI là sự giao nhau giữa nhu cầu của nhà đầu tư và quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư. Cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư được thiết lập quyền và nghĩa vụ tại nơi được đầu tư.
- Nhà đầu tư có quyền thiết lập quyền sở hữu và quản lý nguồn vốn đã đầu tư.
- Nhà đầu tư có quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp được đầu tư.
- Liên quan đến việc mở rộng thị trường của những doanh nghiệp hay tổ chức của các quốc gia khác.
- Giúp cho thị trường tài chính và thương mại quốc tế mở rộng và phát triển.
Đặc điểm của dòng vốn FDI
Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn đầu tư FDI là gì? Bạn có thể tham khảo qua các đặc điểm cơ bản sau:
- FDI là hình thức mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn nên mục đích chính của FDI là mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất là thu thập kinh doanh chứ không phải lợi tức. Do đó, lợi nhuận từ FDI được xác định dựa vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư.
- Hành lang pháp lý rõ ràng và các chính sách thu hút FDI hợp lý chính là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các nước nhận đầu tư cần phải có để thuận lợi hơn trong việc thu hút đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Tùy vào quy định của từng quốc gia, các chủ đầu tư nước ngoài cần phải đóng góp một tỷ lệ vốn trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để thông qua đó xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Theo đó, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng sẽ tương ứng với tỷ lệ này.
- Các nhà đầu tư sẽ là người có quyền tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Đồng thời, họ còn được tự do lựa chọn loại lĩnh vực và hình thức đầu tư.
- Hầu hết các nhà đầu tư FDI sẽ chuyển giao kèm theo sự vượt trội về công nghệ, kỹ thuật nên nhờ đó những nước được đầu tư sẽ thực hiện các dự án một cách đơn giản và nâng cao năng suất làm việc.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Trên thực tế, định nghĩa doanh nghiệp FDI là gì được hiểu theo nhiều cách với các góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, để hiểu một cách khái quát và ngắn gọn nhất thì bạn có thể hiểu rằng: Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình.
Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu là:
- Doanh nghiệp vốn nước ngoài 100%.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và các nước ngoài.
Ví dụ về FDI ở Việt Nam
Một số các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam như:
- Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam: Chuyên sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao, sản xuất lắp ráp điện thoại, tại nghe,…
- Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam: Sản xuất tinh bột, mì chính, các sản phẩm sinh học, xút và axit
- Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam: Sản xuất, nhuộm các loại chỉ, sợi và sản xuất phụ kiện và vật liệu ngành dệt may.
- Công ty TNHH Suntory Pepsico Vietnam: Sản xuất các loại nước giải khát.
- Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam: Chuyên về sản xuất các loại nước giải khát.
- Công ty TNHH Canon Việt Nam: Sản xuất máy in phun, phụ kiện, bán thành phẩm và thiết bị máy in