THỦ TỤC GIẢI THỂ HỘ KINH DOANH

Hộ kinh doanh là gì?

Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh gồm những gì?

Hồ sơ giải thể hộ kinh doanh bao gồm những tài liệu sau:

  • Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
  • Văn bản đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế (mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC về hướng dẫn đăng ký thuế);
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình;
  • Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bản gốc;
  • Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp sử dụng dịch vụ).

Thủ tục giải thể hộ kinh doanh

Về thủ tục chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần phải thực hiện các bước theo trình tự sau:

Bước 1: Hộ kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ  theo quy định của pháp luật (như tại mục bên trên).

Bước 2: Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hoặc nộp online trên cổng thông tin điện tử dịch vụ công.

Bước 3: Nhận kết quả về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh.

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả của Phòng Tài Chính – Kế Hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân quận/huyện;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì bạn phải làm lại từ bước 1.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay