THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ

Doanh nghiệp luôn trở thành tâm điểm cho sự phát triển của xã hội, là minh chứng cho một bước tiến mới của thế giới. Để hình thành được đa dạng các loại hình doanh nghiệp, thủ tục đầu tiên phải thực hiện chính là việc đăng ký doanh nghiệp, một trong số đó chính là đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ.

Đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?

Đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ là quá trình pháp lý quan trọng trong việc thành lập và xác lập sự tồn tại của một doanh nghiệp siêu nhỏ một cách hợp pháp. Quá trình này đóng vai trò xác định những thông tin liên quan mật thiết đến doanh nghiệp đã được đăng ký. Theo đó, người thành lập doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ đăng ký những thông tin về doanh nghiệp mà mình dự kiến thành lập, doanh nghiệp siêu nhỏ khi đã đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm các hoạt động đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp của Chính phủ.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất

Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ

Căn cứ Điều 4 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, tiêu chí dùng để phân loại các doanh nghiệp siêu nhỏ dựa trên số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng vốn hoặc tổng doanh thu năm trước liên kề. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là doanh nghiệp siêu nhỏ khi đáp ứng các điều kiện:

  • Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
  • Tổng doanh thu: không quá 03 tỷ đồng/năm.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong 02 lĩnh vực thương mại và dịch vụ là doanh nghiệp siêu nhỏ khi đáp ứng các điều kiện:

  • Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội: bình quân năm không quá 10 người;
  • Tổng nguồn vốn: không quá 03 tỷ đồng;
  • Tổng doanh thu: không quá 10 tỷ đồng/năm.

Việc xác định loại doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng, bởi đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hỗ trợ và nhận được các ưu đãi liên quan đến thuế, thủ tục hành chính khác nhau, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Lưu ý:

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội được tính bằng tổng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội của năm chia cho số tháng trong năm.

Tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Tổng doanh thu chính là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ

Nhìn chung, khi thấy đáp ứng được các tiêu chí về doanh nghiệp siêu nhỏ, người kinh doanh có thể tiến hành việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ và thủ tục đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ. Hồ sơ đăng ký bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu;

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân: có một trong 03 giấy tờ là Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam (phải có hiệu lực);

– Điều lệ doanh nghiệp đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; công ty cổ phần;

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty cổ phần.

– Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Doanh nghiệp sau khi hoàn tất hồ sơ thì cần mang hồ sơ lên nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét hồ sơ và kiểm tra, đối chiếu lại thông tin để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ ràng bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành ghi tất cả những yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do từ chối đăng ký tại thông báo đó.

Bước 3: Sau khi hồ sơ hợp lệ được phê duyệt sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay