Khi ly hôn, vấn đề ai là người được quyền trực tiếp nuôi con chung là vấn đề được các bên đương sự quan tâm hàng đầu. Trong mỗi bản án ly hôn đều nêu rõ người trực tiếp được quyền nuôi con và người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, quyền trực tiếp này hoàn toàn có thể bị thay đổi trong một vài trường hợp đặc biệt.
1. Căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con
Người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị thay đổi khi có một trong các căn cứ sau:
- Khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con:
Cũng như trọng mọi quan hệ pháp luật dân sự khác, quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
- Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều kiện nuôi con được xem là tổng thể các vấn đề từ tài chính, sức khỏe, tinh thần, thời gian chăm sóc, đạo đức…..Nếu như người đang trực tiếp nuôi con không còn đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con thì những người có quyền có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Ngoài ra, khi có căn cứ cho rằng, người đang trực tiếp nuôi con có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cho con thì cũng có thể bị yêu cầu thay đổi. Một số căn cứ điển hình như:
– Người đang trực tiếp nuôi con bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Người đang trực tiếp nuôi con có các hành vi phá tán tài sản của con;
– Người đang trực tiếp nuôi con có lối sống đồi trụy, không hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
– Người đang trực tiếp nuôi con có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
1.3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Khi trẻ trên 07 tuổi đã bắt đầu nhận thức được và có xu hướng phát triển riêng về tính cách, sở thích…Xem xét nguyện vọng của con là để đảm bảo cho con được phát triển trong một môi trường thoải mái và phù hợp nhất.
1.4.. Trong trường hợp nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, không đảm bảo cho sự phát triển tốt đẹp của con và gây ảnh hưởng xấu đến con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự.
▶️ Xem thêm : Dịch vụ ly hôn trọn gói
2. Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Những người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:
– Người thân thích: Bố, mẹ, anh, chị, em ruột, ông bà nội, ông bà ngoại….
– Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
– Các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
3.Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 thì tòa án nhân dân cấp quận/ huyện là nơi sẽ giải quyết yêu cầu về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b, Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
Như vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của trẻ em và đảm bảo cho con sau khi bố mẹ ly hôn có 1 cuộc sống đầy đủ, an toàn và phát triển toàn diện, Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự đã có những chế định quy định khá chặt chẽ về việc xác định và thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ky hôn. Qúy đọc giả vui lòng liên hệ Luật Kết Nối để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.
Trân trọng!
Xem thêm :