THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Đối tượng khởi kiện vụ án hành chính

Đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 3 và khoản 1 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015. Cụ thể:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

– Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định nêu trên mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

– Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình.

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

– Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

+ Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính 

Về thẩm quyền theo loại việc

Thẩm quyền theo loại việc bị khiếu kiện giúp xác định vụ việc xảy ra có thuộc thẩm quyền giải quyền của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính hay không. Điều 30 LTTHC năm 2015 quy định về đối tượng xét xử vụ án hành chính gồm khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

– Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức;

– Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống;

– Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

– Khiếu kiện danh sách cử tri.

Về thẩm quyền xét xử hành chính theo cấp và lãnh thổ

Tòa án hành chính ở nước ta được thành lập trong hệ thống TAND cấp tỉnh và TAND Cấp cao, TAND cấp huyện không tổ chức Tòa án hành chính mà có các thẩm phán chuyên trách thực hiện việc xét xử án hành chính. Tòa ám hành chính ở nước ta tổ chức theo đơn vị hành chính – lãnh thổ và trùng với cơ quan hành chính về lãnh thổ và về cấp.

Thẩm quyền này được quy định cụ thể tại Điều 31, 32 LTTHC 2015. Xét về nội dung của những quy định nêu trên thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh kế thừa gần như toàn bộ so với LTTHC năm 2010. Theo đó TAND cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm đối với phần lớn các khiếu kiện không thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm của Tòa án cấp huyện; đối với những khiếu kiện có người bị kiện ở Trung ương thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án có cùng phạm vi địa giới hành chính với người khởi kiện.

Ngoài ra, LTTHC không chỉ căn cứ vào dấu hiệu về địa giới hành chính của người khởi kiện mà còn căn cứ vào dấu hiệu về nơi ban hành quyết định hay thực hiện hành vi bị khiếu kiện để xác định phạm vi các khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử hành chính sơ thẩm của mỗi Tòa án trong cùng một cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay