TÀI SẢN GÓP VỐN VÀO DOANH NGHIỆP

Tài sản góp vốn là gì?

Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về góp vốn như sau:

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập

Tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:

– Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

– Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp

 Trên thực tế, những gì được gọi là tài sản theo quy định Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 thì đều có thể là tài sản góp vốn, và những loại tài sản đó có thể được xác định được giá trị và có thể giao dịch trên thị trường. Việc định giá tài sản góp vốn được quy định tại Điều 36 Luật doanh nghiệp như sau:

Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Các nguyên tắc định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp bao gồm:

Nguyên tắc định giá theo giá trị thị trường

Đây là phương pháp định giá tài sản góp vốn bằng cách xác định giá trị của tài sản dựa trên giá trị thị trường hiện tại của tài sản đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho các tài sản có thị trường rõ ràng và có khả năng định giá chính xác như đất đai, chứng khoán, v.v.

Nguyên tắc định giá theo giá trị tài sản

Phương pháp này định giá tài sản dựa trên chi phí tái sản xuất lại tài sản đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho các tài sản độc quyền như bằng sáng chế, thương hiệu,…

Nguyên tắc định giá theo giá trị hợp đồng

Phương pháp này định giá tài sản dựa trên các hợp đồng liên quan đến tài sản đó. Phương pháp này thường được áp dụng cho các tài sản có liên quan đến các hợp đồng như đơn hàng, hợp đồng kinh doanh,…

Nguyên tắc định giá theo giá trị thỏa thuận

Phương pháp này định giá tài sản dựa trên thỏa thuận giữa các bên liên quan. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp định giá tài sản không thể dựa trên các phương pháp trên hoặc khi có sự khác biệt quá lớn giữa các phương pháp định giá khác nhau.

Điều kiện để góp vốn bằng tài sản cá nhân

Thứ nhất, Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Đồng thời, tài sản đó còn phải đáp ứng cả 3 tiêu chuẩn cơ bản đối với tài sản cố định, gồm:

 – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản;

 – Có thời gian sử dụng trên 01 năm;

 – Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay