SỔ ĐĂNG KÝ CỔ ĐÔNG

Sổ đăng ký cổ đông là một loại văn bản, dữ liệu có vai trò quan trọng trong việc ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của cổ đông. Vậy, quy định cụ thể của sổ đăng ký cổ đông trong công ty cổ phần.

Sổ đăng ký cổ đông là gì?

Định nghĩa

Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.

Sổ cổ đông có thể được hiểu là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này. Sổ đăng ký cổ đông như một hình thức chứng thực quyền sở hữu cổ phần của công ty cổ phần. Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản hoặc là tập tin dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần.

Nội dung của sổ đăng ký cổ đông

Nội dung của sổ đăng ký cổ đông theo khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

– Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;

– Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;

– Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

Quy định về sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần

Căn cứ tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể về sổ đăng ký thành viên công ty cổ phần như sau:

3. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.

4. Trường hợp cổ đông thay đổi địa chỉ liên lạc thì phải thông báo kịp thời với công ty để cập nhật vào sổ đăng ký cổ đông. Công ty không chịu trách nhiệm về việc không liên lạc được với cổ đông do không được thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của cổ đông.

5. Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy, công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải lưu giữ sổ này tại trụ sở chính của công ty hoặc các tổ chức khác có chức năng lưu giữ sổ đăng ký cổ đông.

Đồng thời cổ đông công ty cổ phần có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong sổ đăng ký cổ đông.

Mẫu sổ đăng ký cổ đông trong công ty cổ phần như thế nào? Có thể lập sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần dưới dạng dữ liệu điện

Mức phạt hành chính đối với hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông

Theo khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp như sau:

  • Không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên công ty;
  • Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu;
  • Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
  • Không lưu giữ các tài liệu tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty.

Như vậy, đối với hành vi không lập sổ đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục buộc lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định theo điểm d khoản 3 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay