QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CHUI TRÁI PHÉP

Xuất khẩu lao động chui trái phép

Xuất khẩu lao động chui trái phép là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà lại đi theo dạng vượt biên trái phép.

Hiện nay, việc xuất khẩu lao động chui trái phép đang là một thực trạng nhức nhối và con số cũng đang không ngừng tăng lên. Trong đó, có ba quốc gia Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc được xem là thiên đường xuất khẩu của những người xuất khẩu lao động chui trái phép. Tình trạng những công ty hoạt động về lĩnh vực tư vấn du học nhưng với mục đích chủ yếu là đưa lao động sang nước ngoài để làm việc diễn ra khá phổ biến và ngày càng phát triển với hàng tá những công ty mọc lên như nấm. Những chiêu thức quảng cáo thường thấy đó chính là “Vừa học vừa làm thêm kiếm được 300 nghìn Yên/ tháng ” hoặc là “Mức lương được nhận 1 giờ là 3.000 Yên” hoặc là “Trong thời gian lưu học, thu nhập từ việc làm thêm không những có thể chi trả được toàn bộ các chi phí học tập và sinh hoạt mà còn có thể gửi về gia đình”.

Một hình thức quen thuộc hơn mặc dù đã nhận rất nhiều cảnh báo từ báo đài cũng như là từ các phương tiện truyền thông, nhưng trên thực tế tình trạng vẫn ngày càng gia tăng đó chính là kết hôn giả. Với hình thức này, đường tương lai rộng mở đâu thì chưa thấy nhưng những trường hợp mà bị phát giác và bị trả về nước thì sẽ phải gánh chịu bao tổn thất nặng nề từ kế hoạch kết hôn giả để xuất khẩu lao động chui.

Bên cạnh đó, du lịch cũng là một phương thức thường được những người lao động chọn để được sang nơi đất khách. Những công ty du lịch môi giới sẽ chỉ cho những khách hàng các chiêu thức để qua mặt cơ quan an ninh như là tu sửa nhan sắc, cách ăn mặc cho đến cả dáng đi để “cho giống con nhà có điều kiện” đi du lịch. Ngoài ra thì trước đó những lao động này sẽ phải bỏ tiền qua một số nước như là nước Thái Lan, Singapore,… để đi du lịch một vài ngày. Ngoài hình thức du lịch, thì nhiều người lao động thông qua các chương trình hợp tác lao động giữa chính phủ hai nước rồi sau đó bỏ trốn. Dù chi phí thấp nhưng với hình thức này rất khó và phải chờ đợi lâu nên là không có nhiều người chọn.

Quy định về xử phạt xuất khẩu lao động chui trái phép

Phạt hành chính

️Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bổ sung 2023 quy định về những nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Điều này đã quy định các nghĩa vụ bao gồm:

– Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các quy định pháp luật của nước đến khi ra nước ngoài;

– Thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, gia hạn hộ chiếu, khôi phục về giá trị sử dụng hộ chiếu theo đúng các quy định của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi bổ sung 2023;

– Sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh do chính cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp để xuất cảnh, nhập cảnh;

– Chấp hành yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc kiểm tra người, kiểm tra hành lý và kiểm tra các giấy tờ xuất nhập cảnh khi làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;

– Nộp đúng lệ phí cấp giấy tờ xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên thì có thể hiểu xuất khẩu lao động chui trái phép là việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà lại đi theo dạng vượt biên trái phép. Vượt biên trái phép chính là việc công dân Việt Nam đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến những quốc gia khác mà không thực hiện về nghĩa vụ là phải qua các cửa khẩu, và phải làm thủ tục xuất cảnh theo đúng quy định của pháp luật vừa nêu trên. Như vậy, xuất khẩu lao động chui trái phép (vượt biên trái phép để đi xuất khẩu lao động chui) là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

️Căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại, theo Điều này thì mức phạt hành chính đối với người xuất khẩu lao động chui trái phép như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không thực hiện về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo đó, người xuất khẩu lao động chui trái phép sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo các điều kiện cho những người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc là qua lại biên giới quốc gia trái phép. Theo đó, người có hành vi tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất khẩu lao động chui trái phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (nếu chưa đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự).

Truy cứu trách nhiệm hình sự 

Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, Điều này quy định như sau:

– Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc tổ chức, môi giới cho người khác ở lại nước ngoài trái phép, nếu như mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật Hình sự (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

+ Có lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người cho đến 10 người;

+ Có mang tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Có tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Đối với từ 11 người trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên;

+ Có làm chết người.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng hoặc người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Điều này thì người tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (xuất khẩu lao động chui trái phép) sẽ có thể đối mặt với những hình phạt sau:

– Phạt tù từ từ 01 năm đến 05 năm nếu người tổ chức, môi giới cho người khác xuất khẩu lao động chui trái phép (không thuộc tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 120 của Bộ luật Hình sự)

– Phạt tù 05 năm đến 10 năm nếu người tổ chức, môi giới cho người khác xuất khẩu lao động chui trái phép mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Phạm tội từ 02 lần trở lên;

+ Đối với từ 05 người cho đến 10 người xuất khẩu lao động chui trái phép;

+ Có mang tính chất chuyên nghiệp;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Có tái phạm nguy hiểm.

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu người tổ chức, môi giới cho người khác xuất khẩu lao động chui trái phép mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đối với 11 người xuất khẩu lao động chui trái phép trở lên;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên;

+ Có làm chết người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay