QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CƠ SỞ KHÔNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN ATVSTP

Câu Hỏi:

Công ty tôi có kinh doanh về lĩnh vực sản xuất thực phẩm và nhà hàng ăn uống. Vừa rồi tôi có nhận được thông báo về việc kiểm tra tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ở nhà hàng. Công ty tôi chưa có giấy tờ này. Chúng tôi sẽ bị phạt như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp! Xin cảm ơn Luật sư.

TRẢ LỜI:

Chào bạn!

Trước thực trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo an toàn ngày càng phổ biến, tinh vi và tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng, Nghị định 115/2018/NĐ-CP đã ra đời và thay thế  Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Theo đó, hành vi bị xử phạt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được quy định cụ thể hơn và với mức phạt nặng hơn, mang tính răn đe hơn rất nhiều.

1.Mức phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Từ ngày 20/10/2018, với hành vi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, mức phạt không dừng lại ở mức 500.000đ đến 1.000.000đ như nghị định 178/2013/NĐ-CP mà mức phạt tối đa đối với hành vi này là 30.000.000 đồng.

Ngoài biện pháp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, cơ sở kinh doanh thực phẩm không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn phải thực hiện các ciện pháp khắc phục hậu quả như:

Sản xuất thực phẩm và kinh doanh dịch vụ ăn uống là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.  Để đảm bảo quá trình hoạt động được tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro về pháp lý, chủ cơ sở cần thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP.

2. Quy trình cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.1. Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở hoặc người được ủy quền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền: Cụ thể là Chi cục ATVSTP của tỉnh/ thành phố đối với loại hình doanh nghiệp hoặc phòng chuyên môn của UBND quận/ huyện nếu là loại hình hộ gia đình cá thể. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh
  • Sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất thực phẩm.
  • Giấy cam kết đã tập huấn kiến thức ATVSTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp chế biến thực phẩm.

2.2.Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền  xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung;

2.3. Thẩm định cơ sở:

Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.

Nội dung thẩm định cơ sở gồm:

– Kiểm tra, đối chiếu thông tin và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở theo quy định;

– Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở

– Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm,

– Kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến thực phẩm

– Kiểm tra việc ghi chép nguồn gốc thực phẩm, lưu mẫu thức ăn….

2.4.Cấp Giấy chứng nhận:

– Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở: Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.

– Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm, biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện, đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.

– Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP giống như môt loại “giấy phép con” đặc biệt dành cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Đặt trong bối cảnh vấn đề thực phẩm đang vô cùng nóng cùng hàng loạt các vụ thực phẩm nhiễm bẩn, nhiễm hóa chất được phanh phui trong thời gian gần đây thì giấy phép này càng có giá trị pháp lý cao hơn nữa.

Tuy nhiên, quy trình xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP vô cùng chặt chẽ và mang ý nghĩa quan trọng về cả tính pháp lý lẫn thực tế. Bởi vậy, Luật Kết Nối rất mong những chia sẻ trên đây sẽ  góp phần cùng san sẻ và đồng hành với Qúy khách hàng trong lĩnh vực hoạt động đặc biệt này.

Cảm ơn bạn đã quan tâm !

>> Xem thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay